Dành nguồn lực đầu tư phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

Cường Ngô |

Để vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành một số chương trình hành động, chính sách ưu tiên, dành nguồn lực để tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn thông qua các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, dự án quốc gia, khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng.

Sáng 13.5, ông Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - đã chủ trì Hội nghị Ban chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39 ngày 16.8.2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và Kết luận số 25 ngày 2.8.2012 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39.

Tại hội nghị, người đứng đầu Ban Kinh tế Trung ương cho biết, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ là một trong 6 vùng kinh tế của cả nước, gồm 14 tỉnh, thành phố, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của cả nước.

Vùng có giao thông thuận lợi; có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy giao lưu kinh tế với Tây Nguyên và các nước ASEAN thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây.

Đây cũng là vùng có tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng; có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, kinh tế biển; có truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng hào hùng, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; có tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc…

Với những tiềm năng đó, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39 và Kết luận số 25 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010.

Ông Trần Tuấn Anh - Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội nghị. Ảnh: BKTTW
Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - phát biểu tại hội nghị. Ảnh: BKTTW

Để triển khai Nghị quyết 39, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành một số chương trình hành động, các chính sách ưu tiên và dành nguồn lực để tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn thông qua các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, dự án quốc gia để khai thác tiềm năng, lợi thế và khắc phục các hạn chế, khó khăn để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh cho các địa phương trong vùng.

Ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, từ khi thực hiện Nghị quyết, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, giải quyết được nhiều điểm nghẽn, hạn chế; nhiều ngành, lĩnh vực có lợi thế được phát huy; đời sống nhân dân trong vùng liên tục được cải thiện; diện mạo kinh tế - xã hội và các khía cạnh khác của vùng đều đã thay đổi đáng kể.

Tuy nhiên, phát triển của vùng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế nhất là trong bối cảnh phát triển mới của đất nước.

Chính vì vậy, ông Trần Tuấn Anh đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo thảo luận, đóng góp ý kiến về kế hoạch tổng kết, tập trung vào mục tiêu, nhiệm vụ, cách tiếp cận, phương pháp tổng kết, tiến độ triển khai tổng kết; Kế hoạch tổ chức các hội thảo, tọa đàm, kế hoạch làm việc với các bộ, ngành, địa phương trong vùng; các đánh giá về kết quả tích cực trong thực hiện Nghị quyết 39, làm rõ những vấn đề tồn tại, hạn chế về cả nguyên nhân chủ quan và khách quan; đề xuất các quan điểm, nhiệm vụ mới phù hợp với bối cảnh, tình hình mới.

Kết luận hội nghị, ông Trần Tuấn Anh đánh giá cao các ý kiến đóng góp tại hội nghị, không chỉ cho các tài liệu, dự thảo, báo cáo mà đã đi sâu và rộng vào tất cả nội dung liên quan quá trình tổng kết từ phạm vi, chủ đề, phương pháp tổ chức, gợi ý quá trình đánh giá tổng kết, tồn tại, hạn chế, kết quả.

Ông Trần Tuấn Anh đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, đóng góp ý kiến trong suốt quá trình xây dựng đề án với tinh thần nỗ lực chung để đảm báo chất lượng công tác tổng kết.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Đưa vấn đề nguồn lực chống dịch vào chương trình giám sát trình Quốc hội

Phạm Đông |

Trong các chuyên đề được trình để Quốc hội chọn 2 chuyên đề giám sát tối cao có việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Cần thêm nguồn lực để giám sát trái phiếu doanh nghiệp

ĐÌNH TRƯỜNG |

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có sự tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Đi kèm với lợi ích của một kênh dẫn vốn cũng là hàng loạt các hệ luỵ tiêu cực, gây nhiễu loạn, rủi ro cho nhà đầu tư. Vấn đề được đặt ra đó là nâng cao vai trò của cơ quan giám sát, thực thi pháp luật trong bối cảnh hiện nay. 

Công đoàn tập trung nguồn lực chăm lo lợi ích cho người lao động

Hà Anh |

Tuyên Quang - LĐLĐ tỉnh vừa chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động phối hợp tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2022 đảm bảo chất lượng, hiệu quả gắn với triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.