Dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2023

Phạm Đông |

Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, năm 2023, Quốc hội giám sát 2 chuyên đề và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát 2 chuyên đề, được lựa chọn trong số 5 chuyên đề được đưa ra thảo luận.

Nguyên nhân chưa giám sát về đất đai, chính sách tài khóa, tiền tệ

Sáng 19.4, tiếp tục phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023.

Về nội dung này, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, qua nghiên cứu kiến nghị của cử tri, điểm báo, qua rà soát các nội dung đã thực hiện và cân đối các lĩnh vực, đã dự kiến, đề xuất các chuyên đề để xin ý kiến.

Đối với các chuyên đề được nhiều cơ quan đề xuất nhưng chưa được lựa chọn, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết:

Về các đề xuất liên quan việc triển khai chính sách tài khóa, tiền tệ (11 ý kiến), ông Cường nêu rõ Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất (tháng 1.2022).

Ông Cường cho biết, nếu tổ chức giám sát chuyên đề này sẽ có nhiều nội dung, hoạt động trùng lặp với cách thức tiến hành thẩm tra, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết. Bên cạnh đó, trong quá trình tổng kết Nghị quyết về nội dung này sẽ có sự tham gia phối hợp của Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội để thẩm tra việc thực hiện hàng năm.

Tiếp đó, đối với vấn đề về đất đai, hiện nay, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến được điều chỉnh trình Quốc hội cho ý kiến từ kỳ họp thứ 3 sang kỳ họp thứ 4 và xem xét, thông qua theo quy trình tại 3 kỳ họp (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6).

"Trong quá trình thẩm tra và hoàn thiện dự án Luật, Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội sẽ tham gia để phối hợp lựa chọn các vấn đề chuyên sâu, trọng tâm, trọng điểm để giám sát, khảo sát" - ông Cường nói.

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị bổ sung chuyên đề giám sát về tổng rà soát công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ giai đoạn 2011 đến nay vì tham nhũng đang ngày càng diễn biến phức tạp. Sự trì trệ trong quản lý điều hành ở không ít nơi; chất lượng xây dựng và ban hành thể chế đều bắt nguồn từ chất lượng nhân sự của bộ máy.

Tuy nhiên, Tổng Thư ký Quốc hội cho rằng, chuyên đề đề nghị bổ sung là vấn đề được cử tri và dư luận xã hội quan tâm. Căn cứ tình hình thực tiễn, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ đề xuất đưa vào các phiên chất vấn và trả lời chất vấn hoặc Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào thời điểm thích hợp.

Toàn cảnh phiên họp.
Toàn cảnh phiên họp.

Dự kiến các chương trình được giám sát

Trên cơ sở tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, Tổng Thư ký Quốc hội thông tin, năm 2023, Quốc hội giám sát 2 chuyên đề và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát 2 chuyên đề, được lựa chọn trong số 5 chuyên đề cụ thể như sau:

Chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030).

Chuyên đề 3: Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nguồn năng lượng tái tạo.

Chuyên đề 5: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2015-2020.

Với 4 chuyên đề được lựa chọn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội lựa chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao. 2 chuyên đề còn lại giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát và báo cáo Quốc hội.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Giám sát tiếp công dân, giải quyết tố cáo tại 8 bộ ngành và 6 địa phương

Phạm Đông |

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 6 bộ ngành và 6 địa phương để tổ chức giám sát trực tiếp về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu giám sát về vấn đề xăng dầu

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ giao các cơ quan của Quốc hội theo dõi, giám sát việc bình ổn thị trường xăng dầu trong nước.

Công tác giám sát còn hạn chế, vẫn để xảy ra sai phạm như vụ Việt Á

Vương Trần |

Bên cạnh những thành tích trong hoạt động của HĐND, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng chỉ ra rằng, hiệu quả của công tác giám sát nhìn chung còn hạn chế.

Chốt phương án tái định cư cho Làng Nủ sau thiên tai

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Khu tái định cư này trước mắt dự kiến bố trí 40 ngôi nhà cho 40 gia đình Làng Nủ bị thiệt hại trong trận lũ quét, sạt lở đất vừa qua.

Thông đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đưa hàng cứu trợ đến vùng lũ

Đinh Đại |

Đường sắt Hà Nội - Lào Cai đã được thông tuyến, khai thác trở lại để vận chuyển hàng cứu trợ đến người dân vùng lũ.

Mưa lớn, đường Vành đai 3 ở Hà Nội ngập nặng

NHÓM PV |

Trận mưa lớn diễn ra đêm qua, rạng sáng nay (16.9) khiến nhiều tuyến phố trên địa bàn TP Hà Nội bị ngập nặng, ùn tắc nghiêm trọng.

Một doanh nghiệp công bố 97 lần mua lại trái phiếu trước hạn

Lục Giang |

Chỉ trong hơn 6 tháng, Saigon Glory đã 97 lần công bố mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị mua lại đạt 991,27 tỉ đồng.

Dự báo địa điểm bão Bebinca đổ bộ Trung Quốc sáng nay

Thanh Hà |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Bebinca có khả năng đổ bộ vào đất liền Trung Quốc, ở khu vực giữa Bình Hồ, Chiết Giang và Thượng Hải trong sáng 16.9.