Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì người lao động

Đình Trọng |

Khi Bình Dương xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng, nhiều cán bộ công đoàn không quản ngại gian khổ đã vào tâm dịch trao hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người lao động đang gặp khó khăn. Trong đó, nhiều nữ cán bộ công đoàn vừa có cách làm sáng tạo, vừa dấn thân để trở thành động lực cho đồng nghiệp cùng tham gia hỗ trợ kịp thời công nhân gặp khó khăn trong đại dịch.

Sáng tạo, linh động

Tháng 6.2021, đợt dịch bệnh lần thứ 4 diễn biến nghiêm trọng ở Bình Dương. Đầu tháng 7.2021 nhiều nhà máy phải tạm dừng hoạt động, hàng chục nghìn lao động ở trong các “vùng đỏ” không thể đi làm. Những tháng về sau công nhân gặp khó khăn, không có việc làm, không có thu nhập, đáng lo ngại hơn hàng ngàn người hết đồ ăn, cạn kiệt tiền tích trữ.

Trong bối cảnh đó, các cấp Công đoàn tỉnh Bình Dương đã có nhiều cách làm linh động, sáng tạo để vận động được nguồn lực xã hội hóa chăm lo cho người lao động. Công đoàn Khu công nghiệp VSIP có khoảng 160.000 lao động. Ngoài các chính sách hỗ trợ theo quyết định của LĐLĐ tỉnh và Tổng LĐLĐ Việt Nam, để kịp thời hỗ trợ công nhân, bà Đặng Thị Kim Chi - Chủ tịch Công đoàn Khu công nghiệp VSIP đã có cách làm sáng tạo, khi kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chia sẻ sản phẩm của mình với đơn vị bạn. Tổ chức Công đoàn cấp trên cơ sở trở thành cầu nối để các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau trong dịch bệnh. Sữa, bánh kẹo, nước suối, mì tôm, đường... của các doanh nghiệp sản xuất được công đoàn Khu công nghiệp VSIP phân phối, vận chuyển vào trong khu cách ly tập trung.

Bà Đặng Thị Kim Chi đã vận động được nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hỗ trợ tiền, lương thực để Công đoàn có nguồn lực hỗ trợ công nhân lao động. Kết quả, Công đoàn Khu công nghiệp VSIP phân bổ hơn 6.500 phần cho đoàn viên và người lao động tại các khu nhà trọ của các phường bị “khóa chặt, đông cứng”.

Ở cấp tỉnh, trong vai trò là Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, bà Nguyễn Kim Loan có nhiều chỉ đạo và cách làm kịp thời hỗ trợ người lao động. Khi nhiều khu vực bị phong tỏa, bà Loan chỉ đạo lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin. Nhiều lao động gặp khó khăn trong “tâm dịch” đã gọi về số máy của LĐLĐ, nhờ cách làm này, LĐLĐ nắm được chính xác địa chỉ, số lượng những người lao động gặp khó khăn.

Sau đó, LĐLĐ tỉnh vận động và tiếp nhận 10 tỉ đồng tiền mặt và 640 tấn hàng hóa. Cán bộ Công đoàn làm việc không kể ngày đêm để phân phối hàng hóa hỗ trợ người lao động. Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cũng trực tiếp phân phối hàng hóa và vào tận “tâm dịch” để trao hỗ trợ cho công nhân. Kết quả, trong cao điểm dịch, LĐLĐ tỉnh đã đến tận nhà trọ hỗ trợ cho trên 90.000 phòng trọ với khoảng 190.000 người thụ hưởng.

Chăm lo cho NLĐ xuất phát từ tình thương của con người với con người

Nhìn lại thời điểm khó khăn và những việc đã làm cho người lao động, bà Đặng Thị Kim Chi - Chủ tịch Công đoàn Khu công nghiệp VSIP chia sẻ: “Giai đoạn đầu dịch bệnh, hầu hết cán bộ công đoàn chưa được tiêm vaccine, nhưng nghe cuộc gọi cầu cứu của người lao động trong tâm dịch không thể nào mình không đến. Trước hết là trách nhiệm của người cán bộ công đoàn là phải chăm lo cho người lao động trong mọi hoàn cảnh. Hơn nữa công nhân ở trong vùng “khóa chặt”, không biết cầu cứu ai, họ đã gọi cho mình, nếu mình không giúp thì áy náy vô cùng”.

Theo bà Chi, khi đưa quà đến nhà trọ, có những công nhân chưa vào công đoàn không nằm trong danh sách được hỗ trợ. Thấy cán bộ mang quà đến, có công nhân nói: “Chị ơi em cũng khó khăn lắm, chị hỗ trợ em với”. Sau đó, cán bộ Công đoàn liên hệ với các doanh nghiệp, mạnh thường quân để vận động lương thực thực phẩm và quay lại hỗ trợ công nhân lao động.

Chia sẻ về những việc đã làm, bà Nguyễn Thị Kim Loan cho biết, đây là vừa trách nhiệm của người cán bộ công đoàn, vừa xuất phát từ tình thương giữa con người với con người. Thấy công nhân lao động khó khăn, có thể giúp được thì làm hết sức có thể. “Những kết quả trong năm qua là công sức và sự nỗ lực của tất cả cán bộ Công đoàn tỉnh Bình Dương cùng sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền, doanh nghiệp và mạnh thường quân” - bà Nguyễn Kim Loan nói.

Đình Trọng
TIN LIÊN QUAN

Bình Dương mong BS Nguyễn Lân Hiếu sẽ dẫn dắt ngành Y tế phát triển

ĐÌNH TRỌNG |

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã trao quyết định bổ nhiệm bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu làm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương để dẫn dắt ngành Y tế phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

BS Nguyễn Lân Hiếu kiêm nhiệm Giám đốc BVĐK Bình Dương có đúng quy định?

Hương Giang |

Một vị bác sĩ được bổ nhiệm kiêm nhiệm làm giám đốc của cả 2 bệnh viện là điều trước nay chưa có tiền lệ. Việc bổ nhiệm như vậy có đúng với quy định hay không?

BS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ lý do đặc biệt khi làm Giám đốc BVĐK Bình Dương

HUYÊN NGUYỄN |

PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Phó Trưởng bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội, vừa được bổ nhiệm thêm chức vụ Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Dương. Trả lời phỏng vấn Lao Động, ông Hiếu đã chia sẻ những ý nghĩa đặc biệt khi nhận nhiệm vụ này.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.