Đi, buông, xả, thả

TUYỀN LINH |

Buồn, giễu cợt, chút ngơ ngác và nhiều những xót thương. Không hiểu sao hai mắt cận - loạn thị của tôi lại nhìn thấy ngần ấy thứ trên khuôn mặt người đàn bà ngồi cạnh chăm chú nhìn lên sân khấu.

Trên sân khấu, nữ tác giả thế hệ 8X run run chia sẻ ký ức về những chuyến đi cô gom hết vào thành sách đầu tay. Cô nói nhiều về sự buông xả cô có được sau khi đến với thiền và sau những chuyến đi. Khi cô kể đến lòng tốt, về cái tâm của những người bản xứ cô gặp, giúp cô trên đường đi nhiều những bất trắc khiến cô thương yêu nhung nhớ mà viết sách viết thành cả bài hát ngợi ca xứ người lạ đấy, người đàn bà kín đáo thở dài, đưa tay gỡ cặp tóc trên đầu, vuốt tóc, rồi cặp chặt lại.

Tôi không dưng bật hỏi: “Chị ổn chứ?”. “Vâng. Tôi tự đến buổi ra mắt sách của cháu nó. Mừng cho cháu nó. Đi rồi viết. Không sinh đẻ, vợ chồng cháu chọn lối sống nhiều đứa thế hệ 8X, 9X hình như theo trào lưu lựa chọn, việc anh, anh làm, việc tôi, tôi đi, bỏ việc ổn định, đi, trải nghiệm phiêu/tâm linh. Sống cho mình được như/theo thế cũng có mặt hay. Không giữ được thì đành buông. Tôi đến để muốn biết, vì sao cháu nó nói, viết về buông xả, về cái tâm, về những hân hoan đón nhận tình cảm người ngoài, những tha thứ, nhưng mấy năm qua, cháu nó, nếu thật sự tâm đã bình, vẫn không bước qua khúc mắc, lễ phép tới lại thăm đằng nhà chồng?”

Đúng lúc đấy, nữ tác giả, MC và cô khách mời nào đó bắt đầu nói về những chữ “bản thể, bản ngã”. Tôi bật cười, đứng lên, chào người đàn bà ngồi cạnh. “Tôi về trước. Chúc chị vui, không buồn”.

Nói 8 chữ thế, chứ không nhẽ, ghé tai bà ấy thao thao - bất tuyệt những chữ chung chung: “Câu hỏi của chị là chuyện nhà chị. Cũng là chuyện nhiều nhà. Tha thứ luôn là điều khó. Mấy chục năm qua, người ta vẫn thường hỏi nhau: Tại sao chúng ta có thể nói lời tha thứ người ngoài, thậm chí tay bắt mặt mừng những người từng là kẻ thù của mình, nhưng nhiều khi ngay với người trong nhà mình, vẫn hồ/hoài nghi/ kỵ, không thể nắm tay, lắng nghe nhau. Hình như, để ý mà xem, lời cảm ơn, xin lỗi nói với người trong nhà thường khó khăn và hà tiện hơn khi nói với người ngoài. Buông là buông thế nào? Xả là xả thế nào? Thả là thả thế nào? Lắng nghe, có người nói buông - buông - buông - buông cho tâm nó nhẹ, nhưng nhìn vào việc làm, vẫn vơ váo, tham như mõ ấy. Thật bực mình quá cơ…”.

Hay không nhẽ kể lại chuyện này: Hà Nội chiều xuân ba năm trước, tôi ra phố Cầu Gỗ ăn bún thang ngon nức tiếng. Xuyên ngõ nhỏ ẩm thấp tăm tối nồng mùi gián, nước giải, mới lên tới lầu. Bát bún được bưng ra. Thơm phức một họa phẩm ú hụ!

Đối diện với bàn tôi là gia đình ba người. Bà mẹ minijupe đen lụa mỏng căng ních lộ chân trắng nuột vẻ mặt xinh xinh lau láu của những người đàn bà dù sống mấy chục năm Hà Nội vẫn không khỏa hết vẻ chân/nhà quê. Ba bát bún thang cho ba người và giọng kim rất vang bà mẹ gọi thêm cho mình bát tim gà nhiều hành trần. “Tối nay ăn máu thế. Ăn nhiều chỉ tổ nặng bụng” - giọng ông chồng âu yếm bỡn cợt. “Cứ để em xả náng tý” - bà vợ cười tươi.

Chiều đấy tôi cũng bật cười rồi “xả láng” bát bún ngon. Tim gà là tim, không ai gọi là tâm.

Trên những cung/con đường mình đi, có nhiều điều luôn cứ va đập vào tai mắt mình. Rồi mình có thể nhớ, có thể quên. Tả kể sau đó ra sao là việc của mình.

Đi, buông, xả, thả, kể, trong cái vỏ ngôn ngữ đấy, vào tai mình có khi như những răn dạy cao đạo/ngạo, có khi ngọt xốp tựa kẹo bông, gây phấn khích, hay đau nứt như cật nứa cứa vào tim, cũng có khi nghe qua rồi bỏ…

Sống, tả kể ra sao, những tưởng, là việc của mỗi người.

TUYỀN LINH
TIN LIÊN QUAN

Những điều đáng nhớ ta trót quên

Hoàng Văn Minh |

Hôm nay bạn thân của tôi, ông “phây Mark” nhắc nhớ “ngày này năm xưa” là một bức ảnh chụp vườn sau nhà một nguyên quan chức một thời làm đảo điên làng nước bởi cái biệt phủ trêu ngươi người nghèo to nhất nhì nơi thôn dã.

Đi về đâu ...

hà văn |

Sáng thứ bảy, 18.11.2017 tôi đến trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam dự một cuộc họp giữa các nhà văn, nhà báo bàn chuyện làm báo Xuân 2018. Cuộc họp lèo tèo lắm. Một lon bia, một quả quýt và một phong bì.

Dây phơi thủa nào

đỗ phấn |

Sợi dây phơi quần áo có lẽ được nhân loại sáng chế từ trước khi phát minh ra kỹ nghệ dệt vải. Áo quần bằng vỏ cây hẳn là cũng thỉnh thoảng cần phải mang ra phơi rồi. Với một đất nước khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, cho đến tận bây giờ người ta vẫn ưa chuộng quần áo được phơi nắng. Chẳng có công nghệ nào thuyết phục nổi những bà nội trợ thay thế việc phơi phóng bằng cách làm khô khác.

Bị thu hồi, trung tâm nông nghiệp ngang nhiên tập kết quặng

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Hoạt động kém hiệu quả, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại TP Thái Nguyên thành bãi chứa quặng, vật liệu xây dựng.

Đào Nhật Tân chết rũ vì bão, nông dân mất trắng hàng tỉ đồng

Minh Thương |

Hà Nội - Sau bão lũ, hàng loạt hộ dân tại làng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ) mất trắng cả vườn đào ươm cho vụ Tết, thiệt hại hàng tỉ đồng.

Ứng phó bão số 4, chủ động với các tình huống xấu nhất xảy ra

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ", chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Cầu trên tuyến nối Hòa Bình với Hà Nội bị nứt gãy, sụt mố

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, may mắn không gây thiệt hại về người.

Một số tỉnh cho học sinh nghỉ học tránh bão

NHÓM PV |

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày 19.9 để tránh bão. Tại Quảng Trị, một số địa phương, trường học đã cho học sinh nghỉ học.

Những điều đáng nhớ ta trót quên

Hoàng Văn Minh |

Hôm nay bạn thân của tôi, ông “phây Mark” nhắc nhớ “ngày này năm xưa” là một bức ảnh chụp vườn sau nhà một nguyên quan chức một thời làm đảo điên làng nước bởi cái biệt phủ trêu ngươi người nghèo to nhất nhì nơi thôn dã.

Đi về đâu ...

hà văn |

Sáng thứ bảy, 18.11.2017 tôi đến trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam dự một cuộc họp giữa các nhà văn, nhà báo bàn chuyện làm báo Xuân 2018. Cuộc họp lèo tèo lắm. Một lon bia, một quả quýt và một phong bì.

Dây phơi thủa nào

đỗ phấn |

Sợi dây phơi quần áo có lẽ được nhân loại sáng chế từ trước khi phát minh ra kỹ nghệ dệt vải. Áo quần bằng vỏ cây hẳn là cũng thỉnh thoảng cần phải mang ra phơi rồi. Với một đất nước khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, cho đến tận bây giờ người ta vẫn ưa chuộng quần áo được phơi nắng. Chẳng có công nghệ nào thuyết phục nổi những bà nội trợ thay thế việc phơi phóng bằng cách làm khô khác.