Bảo vệ người lao động đi xuất khẩu lao động: Cần bổ sung quy định vai trò của công đoàn

VIỆT LÂM |

Hội thảo tham vấn “Hiệu quả của hoạt động CĐ trong trợ giúp người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài” do Tổng LĐLĐVN tổ chức ngày 26.4, tại Hà Nội. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính chủ trì hội thảo.

Không ít người lao động bị lừa gạt

Hội thảo là một trong những hoạt động của dự án “Tăng cường bảo vệ quyền lao động cho NLĐ di cư ở nước ngoài” do Tổng LĐLĐVN và Quỹ Châu Á triển khai tại 3 tỉnh Phú Thọ, Quảng Ngãi và Thanh Hóa. Theo Tổng LĐLĐVN, từ năm 2014-2017, VN luôn duy trì số lượng lao động (LĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở con số trên 100.000 LĐ/năm. Riêng năm 2017, số lượng LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 137.751 LĐ (nữ chiếm 39,6%), vượt chỉ tiêu đề ra 28,3%. Ước tính, mỗi năm, NLĐ thực tập và làm việc ở nước ngoài gửi về cho gia đình trên 2 tỉ USD.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn có nguy cơ rủi ro cao trong quá trình đi làm do thiếu thông tin khi tiếp cận dịch vụ đi LĐ ngoài nước. Họ thường đi qua khâu trung gian nên thông tin không chính xác, phải trả chi phí cao. Phó Chủ tịch Mai Đức Chính cho biết, không ít người bị lừa gạt, bị đưa đi làm việc ở nước ngoài bất hợp pháp, bị chủ sử dụng LĐ nước sở tại xâm hại quyền lợi mà không được bảo vệ, về nước trước hạn, lâm vào cảnh nợ nần không có khả năng chi trả; LĐ khi hết hạn hợp đồng khó tìm kiếm công việc phù hợp với kỹ năng tay nghề.

Cần có đường dây nóng để CĐ tiếp nhận thông tin

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, ông Nguyễn Thành Thật - Chủ tịch CĐCS xã Tịnh Kỳ (LĐLĐ TP.Quảng Ngãi) - cho biết, CĐCS thường xuyên cung cấp danh sách, địa chỉ các DN đang tuyển chọn LĐ có uy tín, tiêu chuẩn tuyển chọn, các khoản phí phải nộp, quyền lợi và trách nhiệm của NLĐ khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, các rủi ro mà NLĐ phải đối mặt khi làm việc hoặc cư trú bất hợp pháp tại các nước, vận động NLĐ đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật VN cũng như nước sở tại. Qua đó, xã Tịnh Kỳ được đánh giá là một trong những xã ít có LĐ vi phạm các chính sách XKLĐ của VN.

Ông Thật nêu kiến nghị, các cơ quan chức năng cần thông tin rộng rãi danh sách các DN có chức năng hoạt động XKLĐ, tránh tình trạng NLĐ bị lừa đảo. Kiên quyết xử lý các vi phạm của cá nhân và DN để chấn chỉnh hoạt động đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài, nhằm hạn chế nạn cò mồi, lừa đảo, giảm chi phí cho NLĐ. Đặc biệt, thiết lập “đường dây nóng” để tổ chức CĐ có điều kiện tuyên truyền tới NLĐ ở nước ngoài để giảm thiểu tình trạng LĐ hết hạn hợp đồng không về nước, cũng như tiếp nhận phản ánh để bảo vệ kịp thời quyền lợi của NLĐ.

Tham luận tại hội thảo, ông Trần Văn Tư - Trưởng phòng Chính sách kinh tế xã hội, Ban Chính sách Kinh tế xã hội - Thi đua khen thưởng, Tổng LĐLĐVN - cho biết, đa số NLĐ đi làm việc ở nước ngoài chưa tham gia tổ chức CĐ, do đó CĐ gặp khó khăn trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn vướng mắc của NLĐ; trong hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích cho NLĐ làm việc ở nước ngoài, CĐVN đang thiếu cơ sở pháp luật, điều kiện và phương tiện vật chất trực tiếp can thiệp bảo vệ quyền, lợi ích cho NLĐ khi bị xâm hại; hạn chế nguồn kinh phí, nhân lực trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Để hỗ trợ NLĐ khi đi làm việc và tái hòa nhập với thị trường LĐ trong nước, phía Tổng LĐLĐVN đề nghị Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Quỹ Châu Á và các tổ chức quốc tế về LĐ di cư hỗ trợ các hoạt động của CĐ, nhất là trong quá trình đối thoại, hợp tác ký và triển khai các biên bản ghi nhớ với các nước, hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật các hoạt động khác trong quá trình triển khai.

“Tại đề án “Đổi mới tổ chức và hoạt động CĐ Việt Nam trong tình hình mới”, ngoài nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, NLĐ trong nước, thời gian tới Tổng LĐLĐVN tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ NLĐ VN tại nước ngoài, với các hoạt động như tiếp tục ký kết chương trình phối hợp với CĐ các nước có đông NLĐ VN đang làm việc; làm việc với các cơ quan chức năng, DN đưa NLĐ đi XKLĐ vận động NLĐ tham gia tổ chức CĐ; kiến nghị Quốc hội sớm sửa đổi Luật NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có bổ sung quy định vai trò tham gia trực tiếp của CĐ VN trong bảo vệ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài” - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính cho biết.

VIỆT LÂM
TIN LIÊN QUAN

Israel bị bủa vây khắp Trung Đông

Bùi Đức |

Bên cạnh những cuộc giao tranh khốc liệt với Hezbollah, Israel còn phải đối đầu với nhiều nhóm vũ trang phi nhà nước khác ở khu vực Trung Đông.

Nhiều gia đình mang đồ đạc, vật nuôi lên bờ đê chạy lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước lũ về nhanh khiến nhiều hộ dân không kịp trở tay, thậm chí chỉ kịp mang ít đồ đạc, vật nuôi lên bờ đê để chạy lũ.

Nhiều hộ dân Đà Nẵng thấp thỏm dưới chung cư nguy hiểm cấp C

Nguyễn Linh |

Nhiều người dân tại Đà Nẵng phải di dời khẩn cấp trong mùa mưa vì sợ chung cư, nhà ở tập thể xuống cấp có thể ngã đổ bất cứ lúc nào.

Rác chất thành "núi", tràn ra đường gom Đại lộ Thăng Long

Tô Thế |

Rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng bị đổ trộm la liệt dọc theo tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội).

Trung Quốc công bố loạt chính sách mới thúc đẩy kinh tế

Ngọc Vân |

Ngày 24.9, Trung Quốc công bố một loạt chính sách mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

Gặp khó vì chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm

Bảo Hân |

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống công đoàn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm.

Lỗ hổng trong “đào tạo” nghệ sĩ

Nhóm PV |

Khi những scandal của giới showbiz tràn lan khắp mạng xã hội, việc giáo dục, đào tạo những nghệ sĩ tương lai từ giảng đường đại học cần có sự thay đổi.

Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội chưa hoạt động đã xuống cấp

KHÁNH AN |

Đã 14 năm kể từ thời điểm Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, đến nay Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (quận Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa đi vào hoạt động trong khi nhiều hạng mục đã xuống cấp.