Chăm lo đời sống người lao động ở huyện cửa ngõ Miền Tây

AN LONG |

Huyện Bến Lức là cửa ngõ miền Tây Nam Bộ, tiếp giáp TPHCM và là một trong những huyện phát triển mạnh nhất về công nghiệp, thu hút đầu tư, thương mại dịch vụ sôi động nhất của tỉnh Long An. Ở địa bàn có số lượng công nhân, lao động ở trong và ngoài tỉnh về sinh sống làm việc rất đông đúc. Với chức năng nhiệm vụ được giao, các tổ chức công đoàn ở huyện đã nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và chăm lo đời sống cho CĐV, NLĐ.

Huyện Bến Lức hiện có 217 công đoàn cơ sở (CĐCS) với hơn 20.500 đoàn viên. Xác định công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho đoàn viên, NLĐ là nhiệm vụ trọng tâm, LĐLĐ huyện Bến Lức chỉ đạo các CĐCS thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm và các chế độ, chính sách liên quan đến NLĐ.

Thời gian qua, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến đời sống của đoàn viên, NLĐ trên địa bàn, LĐLĐ huyện đã tăng cường phối hợp Bảo hiểm xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện triển khai, giám sát, nắm bắt, tổng hợp kết quả việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho NLĐ gặp khó khăn.

Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến đời sống của NLĐ, nhất là đối với những NLĐ khó khăn. Trước tình hình đó, LĐLĐ huyện chủ động tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để chăm lo cho đoàn viên, NLĐ. Thông qua các hoạt động này sẽ giúp đoàn viên, NLĐ nhận thức rõ hơn vai trò của tổ chức CĐ, tin tưởng gắn bó với tổ chức; đồng thời, tạo động lực khích lệ, động viên đoàn viên và NLĐ làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn và ngày càng gắn bó với doanh nghiệp”.

Chủ tịch LĐLĐ huyện Bến Lức Nguyễn Anh Thư cho biết: “Năm 2021, LĐLĐ huyện Bến Lức tập trung đổi mới phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, lấy NLĐ làm trung tâm, chú trọng quan tâm đến lợi ích thiết thực của NLĐ. LĐLĐ huyện triển khai hiệu quả mô hình Gần cơ sở, sát đoàn viên. Qua đó, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của công nhân và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh về chế độ lao động cho đoàn viên, NLĐ theo đúng quy định của pháp luật.

Từng là F0, anh Lê Văn Phương - công nhân Công ty TNHH Giày ChingLuh Việt Nam - chia sẻ: “Không may bị nhiễm COVID-19 trong giai đoạn dịch căng thẳng nên tôi và gia đình rất lo lắng. May mắn, tôi được công ty và LĐLĐ huyện Bến Lức quan tâm, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần để vượt qua khó khăn, yên tâm làm việc, ổn định cuộc sống”.

Bên cạnh đó, trong năm 2021, LĐLĐ huyện còn tư vấn trực tiếp cho gần 30 trường hợp công nhân, lao động về việc công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, chế độ thai sản, tiền lương, thưởng. LĐLĐ huyện phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện hướng dẫn CĐCS phối hợp ban giám đốc doanh nghiệp giải quyết đầy đủ các chế độ cho NLĐ theo quy định pháp luật.

Đặc biệt, khi dịch COVID-19 bùng phát đợt 4 đến nay, LĐLĐ huyện đã tổ chức tặng gần 40.000 phần quà, trị giá gần 20 tỉ đồng cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn ở các khu nhà trọ, khu vực phong tỏa, cách ly... Ngoài ra, LĐLĐ huyện còn hỗ trợ 2/3 trường hợp đoàn viên tử vong do COVID-19, mỗi trường hợp 5 triệu đồng và nhiều công nhân, viên chức, lao động là F0, F1.

Bên cạnh đó, các cấp CĐ ở huyện còn vận động gần 600 chủ nhà trọ với gần 11.000 phòng giảm giá tiền thuê phòng từ 20 - 100% với tổng số tiền miễn giảm gần 3,5 tỉ đồng; vận động chủ nhà trọ tặng gần 2.000 phần quà cho người ở trọ có hoàn cảnh khó khăn với số tiền hơn 600 triệu đồng. Cùng với đó, LĐLĐ huyện triển khai, thực hiện các chính sách hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên là NLĐ tại các doanh nghiệp có đóng kinh phí CĐ đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” để NLĐ có bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng, góp phần cùng các doanh nghiệp duy trì sản xuất trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Ngoài ra, LĐLĐ huyện còn phối hợp CĐCS tổ chức bàn giao 7 Mái ấm CĐ cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, còn lại 4 căn chuẩn bị bàn giao...

Công tác chăm lo đời sống, thăm hỏi đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn luôn được các cấp CĐ trên địa bàn huyện quan tâm kịp thời nhằm giúp NLĐ vơi đi phần nào khó khăn trong cuộc sống. Mặt khác, LĐLĐ huyện còn thường xuyên chỉ đạo các cấp CĐ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật lao động và các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với NLĐ nhằm không ngừng nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho NLĐ, giúp họ hiểu chính sách, pháp luật của Nhà nước, nắm được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để tuân thủ và biết tự bảo vệ mình.

“Thời gian tới, nhằm thực hiện tốt hơn nữa chương trình phúc lợi, chăm lo đời sống cho đoàn viên, NLĐ, các cấp công đoàn tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của NLĐ và huy động nguồn lực để chăm lo đời sống cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn...” - Chủ tịch LĐLĐ huyện Bến Lức - Nguyễn Anh Thư thông tin.

AN LONG
TIN LIÊN QUAN

Long An cho học sinh mầm non, tiểu học đến trường học trực tiếp từ 14.2

An Long |

Long An - Sau THPT, THCS thì kể từ ngày mai (14.2), tỉnh Long An cho phép trẻ mầm non, học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh trở lại trường học trực tiếp.

Tắc ở cửa khẩu, hầu hết nhà kho ở Long An đã ngừng mua thanh long

An Long |

Long An - Sau khi tỉnh Lạng Sơn thông báo tạm dừng tiếp nhận xe chở hoa quả tươi lên cửa khẩu, tỉnh Long An tiếp tục linh động tìm giải pháp giúp nông dân tiêu thụ thanh long. Trong khi đó, từ ngày 16.2 đến 25.2, tỉnh này chuẩn bị có thêm khoảng 1.000 tấn thanh long vào vụ thu hoạch.

Chuyện về chàng trai thích lo “chuyện bao đồng” ở Long An

AN LONG |

Long An - Nhiều hoàn cảnh khó khăn đã được anh tìm đến thăm hỏi, nắm tình hình để về vận động giúp đỡ. Nhận được thông tin đoạn đường nào có nhiều đinh làm thủng lốp xe, anh lại điều khiển xe tự chế lên đường đi hút. Đó là anh Nguyễn Lê Duy (37 tuổi, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) mà người dân ở địa bàn vẫn thường gọi với nhiều biệt danh như “Duy hút đinh”, “Duy mê làm từ thiện”,...

Vụ việc của ông Thích Chân Quang chưa xử lý thỏa đáng

PHẠM ĐÔNG |

Vụ việc của ông Thích Chân Quang là "học giả, bằng thật" ở cấp đào tạo trình độ cao nhất nhưng chưa được xử lý thỏa đáng, minh bạch.

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tăng trưởng khả quan

Bảo Bảo |

Thị trường mặt bằng bán lẻ tại TPHCM tiếp tục phát triển với giá chào thuê trung bình tăng nhẹ khoảng 2 - 3% theo năm.

Cầu độc đạo ngập trong biển nước, người dân chờ thông xe

Trần Bùi |

Yên Bái - Cầu Làng Bằng dẫn vào thôn Khe Lép, xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên vẫn ngập sâu sau bão lũ.

Chiết khấu xăng dầu "rơi tự do", lo đứt gãy nguồn cung

Anh Tuấn |

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ, phân phối xăng dầu đứng ngồi không yên trước nguy cơ thua lỗ trở lại do bị doanh nghiệp đầu mối "bóp" chiết khấu xăng dầu.

Tính năng khác biệt nếu Elon Musk làm smartphone

Anh Vũ |

Tin đồn về việc Elon Musk ra mắt điện thoại Tesla Pi đang làm xôn xao giới công nghệ.

Long An cho học sinh mầm non, tiểu học đến trường học trực tiếp từ 14.2

An Long |

Long An - Sau THPT, THCS thì kể từ ngày mai (14.2), tỉnh Long An cho phép trẻ mầm non, học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh trở lại trường học trực tiếp.

Tắc ở cửa khẩu, hầu hết nhà kho ở Long An đã ngừng mua thanh long

An Long |

Long An - Sau khi tỉnh Lạng Sơn thông báo tạm dừng tiếp nhận xe chở hoa quả tươi lên cửa khẩu, tỉnh Long An tiếp tục linh động tìm giải pháp giúp nông dân tiêu thụ thanh long. Trong khi đó, từ ngày 16.2 đến 25.2, tỉnh này chuẩn bị có thêm khoảng 1.000 tấn thanh long vào vụ thu hoạch.

Chuyện về chàng trai thích lo “chuyện bao đồng” ở Long An

AN LONG |

Long An - Nhiều hoàn cảnh khó khăn đã được anh tìm đến thăm hỏi, nắm tình hình để về vận động giúp đỡ. Nhận được thông tin đoạn đường nào có nhiều đinh làm thủng lốp xe, anh lại điều khiển xe tự chế lên đường đi hút. Đó là anh Nguyễn Lê Duy (37 tuổi, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) mà người dân ở địa bàn vẫn thường gọi với nhiều biệt danh như “Duy hút đinh”, “Duy mê làm từ thiện”,...