Chủ động đối thoại nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Đặng Tiến |

Bữa ăn ca rất quan trọng đối với sức khỏe người lao động, tác động trực tiếp đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp, công đoàn cơ sở (CĐCS) chưa tích cực, chủ động đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động để nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động.

Thương lượng nâng cao chất lượng bữa ăn ca

Theo ông Lê Phan Linh - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Ban Chấp hành Công đoàn Tổng Công ty đã chỉ đạo CĐCS đưa nội dung bữa ăn ca của người lao động và nâng giá trị bữa ăn ca vào nội dung đối thoại, thương lượng tập thể và ký kết TƯLĐTT. Tổ chức giám sát kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm trong khâu chế biến, thực hiện.

Theo ông Linh, việc xây dựng các quy định về tiền ăn định lượng cho thuyền viên phù hợp với các tuyến khai thác khác nhau (quốc tế và trong nước), yêu cầu thuyền trưởng các tàu tổ chức bữa ăn cho thuyền viên theo đúng mức đã quy định.
"Không thể khi đơn vị làm ăn được thì lãnh đạo cho suất ăn 40.000 đồng/suất, nếu làm ăn không tốt sẽ giảm xuống" - ông Linh nói.

Ngoài việc quan tâm nâng cao chất lượng bữa ăn ca, CĐCS Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam phối hợp với chuyên môn hỗ trợ cho NLĐ được ăn nhẹ, uống nước vào thời gian nghỉ giữa ca.

Định kỳ, thông qua các cuộc họp giao ban, tổng kết, sơ kết… tuyên truyền ý nghĩa cũng như tác dụng của việc đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng bữa ăn ca đối với sức khỏe của NLĐ và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Lồng ghép vào các lớp tập huấn, hướng dẫn, đào tạo cán bộ công đoàn kinh nghiệm thương lượng với NSDLĐ những nội dung cao hơn luật cho NLĐ, trong đó có nội dung thương lượng bữa ăn ca.

Đưa bữa ăn ca vào TƯLĐTT

Nhằm đảm bảo bữa ăn ca cho NLĐ, mỗi CĐCS Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thực hiện bằng những hình thức khác nhau tuỳ vào điều kiện, đặc thù của từng đơn vị như: Tự tổ chức, thuê nhà cung cấp, phát tiền, hỗ trợ 1 phần, cung cấp bữa phụ giữa ca…

Đến hết tháng 10.2023, đã có 87% đơn vị hỗ trợ bữa ăn ca dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có 33 đơn vị đưa nội dung bữa ăn ca vào TƯLĐTT như Cảng Đà Nẵng, Cảng Quảng Ninh, Cảng Cam Ranh, Công ty Cổ phần Vận tải và Cung ứng Xăng dầu…

Hiện đã có 19 CĐCS thương lượng, đối thoại với NSDLĐ nâng giá trị bữa ăn để đảm bảo sức khỏe cho người lao động và được đưa vào quy định, quy chế riêng của đơn vị. Nhiều đơn vị còn quan tâm, hỗ trợ thêm cho NLĐ bữa ăn nhẹ giữa ca bằng bánh mỳ, sữa, hoa quả… với giá trị từ 10.000 - 15.000 đồng/suất/ngày/người.

Riêng đối với khối thuyền viên thực hiện theo Công ước Lao động hàng hải - MLC 2006 về đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống, các loại thuốc y tế cho thuyền viên trên tàu biển; Nghị định số 121. Trên cơ sở đó, một số đơn vị đã thực hiện chi tiền ăn ở mức 190.000 đồng/thuyền viên/ngày cho tuyến quốc tế như Công ty CP Vận tải biển Việt Nam; có đơn vị chi tiền ăn định lượng với các mức khác nhau phụ thuộc vào tuyến khai thác, ví dụ Công ty Vận tải biển VIMC (tại tuyến trong nước là 130.000 đồng/người/ngày, tuyến quốc tế từ 160.000 đồng - 170.000 đồng/người/ngày)…

Tuy nhiên, ông Linh cũng cho biết, vẫn còn một số ít đơn vị có tổ chức nhưng giá trị bữa ăn chưa cao, chất lượng bữa ăn chưa đồng đều.

Theo ông Linh, CĐCS phải tích cực tham gia với cấp ủy, chuyên môn thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm lo sức khỏe, bữa ăn của người lao động là cơ sở để chăm lo bữa ăn cho NLĐ. Đẩy mạnh tuyên truyền cho người sử dụng lao động và NLĐ biết, hiểu về giá trị bữa ăn ca, tác dụng của việc bảo đảm chất dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng bữa ăn ca trong hoạt động sản xuất kinh doanh...

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Tạo động lực cho người lao động từ việc quan tâm, hỗ trợ con em

PHONG LINH |

Cần Thơ - Thiết thực hỗ trợ, chăm lo con con đoàn viên, người lao động là việc làm thiết thực giúp người lao động có động lực và an tâm làm việc.

Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động

Nhóm phóng viên |

Ngày 3.12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam bế mạc sau 3 ngày diễn ra. Phát biểu bế mạc Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) - cho biết, đại hội biểu thị quyết tâm của tổ chức Công đoàn thực hiện thành công mục tiêu để đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập, Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước ta.

Tập trung trí tuệ, tìm giải pháp thực hiện sứ mệnh đại diện cho người lao động

Nhóm PV tổng hợp |

Sáng 2.12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam chính thức khai mạc. Đại hội vinh dự được đón các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng...

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.