Công đoàn hỗ trợ công nhân khó khăn vì thiếu việc

THƯ HẠNH |

Bị cắt giảm giờ làm thêm trong bối cảnh doanh nghiệp thiếu đơn hàng, nhiều công nhân làm việc ở Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) vẫn còn cảm thấy may mắn khi được đảm bảo làm việc theo giờ hành chính. Thu nhập sụt giảm, họ đã siết chặt chi tiêu hằng ngày.

Giảm việc từ đầu tháng 10

Rời quê hương Phú Bình (Thái Nguyên) xuống Hà Nội được 14 năm, chị Đ.T.H (34 tuổi) dạn dày kinh nghiệm làm công nhân trong khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh). Đến giờ chị vẫn chưa thể quên những ngày tháng giảm việc, giãn việc, phải nghỉ làm vì dịch COVID-19 hoành hành.

Công việc ổn định trong những tháng qua khiến chị H tạm hài lòng vì có thu nhập tốt trang trải cuộc sống ở thủ đô và gửi tiền về cho ông bà nội chăm con ở quê. Ngoài làm giờ hành chính, công nhân này miệt mài tăng ca. Thu nhập 9-10 triệu đồng/tháng giúp chị H có tiền trang trải cuộc sống.

Từ đầu tháng 10, công ty thông báo giảm đơn hàng, công việc của người lao động ít đi, toàn bộ thời gian tăng ca của chị H bị cắt, thu nhập giảm khoảng 3 triệu đồng/tháng so với trước đây. Vì vậy, chồng chị là lao động tự do phải gồng gánh nhiều hơn những tháng trước để bù thêm tiền gửi về quê nuôi con.

Chị H chia sẻ: “Mỗi tháng tôi vẫn phải trả tiền thuê trọ 600.000 đồng; tiền điện, nước tốn khoảng 150.000 đồng/tháng. Chúng tôi vẫn phải ăn uống, duy chỉ có thu nhập giảm sút đáng kể”.

Những tháng cuối cùng của năm 2022 đang đến cận kề, công nhân này lo lắng hơn không biết dành dụm đủ tiền để chi tiêu trong dịp Tết...

Công đoàn hỗ trợ người lao động

Không may mắn như chị Đ.T.H, chị L.T.M (Hoà Bình) thường xuyên bị cắt giảm giờ làm việc, bởi công ty ít đơn hàng. Hiện nay, thu nhập của chị khoảng 6.000.000 đồng/tháng.

2 con nhỏ đang gửi ở quê cho ông bà ngoại chăm sóc nên công nhân này luôn canh cánh trong lòng làm sao xoay xở đủ tiền gửi về cho con. Thu nhập giảm đi, chị M đã phải chuyển từ phòng trọ 1 triệu đồng/tháng sang phòng còn 600.000 đồng/tháng. “Tôi vất vả thế nào cũng cố gắng chịu đựng được bởi ai cũng mong con cái được chăm sóc đầy đủ, tốt nhất. Gần đây tôi thắt chặt chi tiêu tối đa” - chị M nói.

14 năm làm công nhân, chị M cũng chuyển chỗ làm vài lần để tìm công ty cho thu nhập tốt hơn. Song, chưa bao giờ công nhân này lại thấy bất an như bây giờ. Nghe mọi người “kháo” nhau có thể sẽ không có tháng lương thứ 13, lòng chị M càng rối bời, lo lắng...

Chị H, chị M là hai trong số 569.589 người lao động bị giảm giờ làm theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Dù vậy, những công nhân này may mắn vẫn được duy trì việc làm. Chịu tác động nặng nề do việc giảm đơn hàng là doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến gỗ, dệt may, da giày; ngoài ra có một số ít doanh nghiệp điện tử, thực phẩm, dịch vụ, du lịch… Có đến 34.563 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Trước tình trạng khó khăn của người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, các cấp công đoàn đã nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh, đơn hàng và tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Công đoàn tham gia, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động xây dựng phương án lao động, duy trì nhiều nhất việc làm cho người lao động, hạn chế tối đa việc chấm dứt hợp đồng lao động, tạm hoãn hợp đồng lao động.

Nói về nguyên nhân của việc giảm đơn hàng, đại diện Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho hay, do những biến động tình hình kinh tế thế giới, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng. Vừa qua, có một số doanh nghiệp điện tử trực thuộc bị giảm đơn hàng. Song, tình hình sản xuất kinh doanh, việc làm của người lao động không có biến động lớn. Người lao động chỉ giảm giờ làm thêm, còn giờ làm việc hành chính vẫn được đảm bảo. Tình hình lao động của các doanh nghiệp vẫn ổn định.

Ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - cho biết: “Chúng tôi đang đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương báo cáo về tình hình doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm”.

Cùng với đó, Cục Việc làm cũng nhắc nhở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương lưu ý hướng dẫn doanh nghiệp cho người lao động nghỉ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật.

THƯ HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Tập trung hỗ trợ người lao động mất việc, giãn việc

Nhóm phóng viên |

Trước tình trạng nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng khiến người lao động bị ảnh hưởng mất việc, giãn việc làm, công đoàn các cấp ở các địa phương đã tích cực chăm lo, hỗ trợ người lao động.

Nhanh chóng hỗ trợ công nhân lao động mất việc ngắn hạn

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng thực hiện các biện pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ổn định đời sống cho người lao động mất việc.

5.000 công nhân thiếu việc, đến nhà máy dọn dẹp vẫn hưởng đủ lương

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – 5.000 công nhân một xưởng sản xuất đồ dùng gia dụng tại Công ty TNHH Pousung Việt Nam (Khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) bị thiếu việc làm 2 tháng, nhưng hằng ngày vẫn vào nhà máy làm các công việc như nhổ cỏ, lau kiếng, lắng nghe tuyên truyền về luật lao động… và vẫn được hưởng đầy đủ lương.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Tập trung hỗ trợ người lao động mất việc, giãn việc

Nhóm phóng viên |

Trước tình trạng nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng khiến người lao động bị ảnh hưởng mất việc, giãn việc làm, công đoàn các cấp ở các địa phương đã tích cực chăm lo, hỗ trợ người lao động.

Nhanh chóng hỗ trợ công nhân lao động mất việc ngắn hạn

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng thực hiện các biện pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ổn định đời sống cho người lao động mất việc.

5.000 công nhân thiếu việc, đến nhà máy dọn dẹp vẫn hưởng đủ lương

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – 5.000 công nhân một xưởng sản xuất đồ dùng gia dụng tại Công ty TNHH Pousung Việt Nam (Khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) bị thiếu việc làm 2 tháng, nhưng hằng ngày vẫn vào nhà máy làm các công việc như nhổ cỏ, lau kiếng, lắng nghe tuyên truyền về luật lao động… và vẫn được hưởng đầy đủ lương.