Đà Nẵng: 5 năm không ghi nhận bệnh nghề nghiệp của công nhân dệt may

Tường Minh |

Trong 5 năm liên tục từ 2017 đến 2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng không không ghi nhận ca mắc bệnh nghề nghiệp nào của công nhân lao động trong ngành dệt may.

Từ bỏ sản xuất hàng truyền thống để bảo vệ sức khỏe công nhân

Theo bác sĩ Dương Ấm Mậu, Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng, những năm gần đây, số ca mắc bệnh nghề nghiệp trong ngành dệt may ở địa phương này có xu hướng giảm.

Người lao động của Công ty Cổ phần Dệt may 29/3. Ảnh: Tường Minh
Người lao động của Công ty Cổ phần Dệt may 29/3. Ảnh: Tường Minh

Nếu lấy cột mốc từ năm 2014 - năm không ghi nhận ca mắc bệnh nghề nghiệp nào của ngành dệt may tại Đà Nẵng, thì từ đó đến năm 2022, địa phương này chỉ ghi nhận đúng 10 ca mắc bệnh nghề nghiệp.

Và cả 10 ca này đều bị bệnh điếc tai do ảnh hưởng của tiếng ồn - một trong những chứng bệnh phổ biến của lao động làm việc trong ngành dệt may.

Đáng nói là cả 10 ca này đều được CDC Đà Nẵng ghi nhận trong 2 năm 2015 và 2016. Còn giai đoạn từ 2017 đến 2022, Đà Nẵng không ghi nhận được thêm ca mắc bệnh nghề nghiệp nào trong ngành dệt may.

Một trong những nguyên nhân số ca mắc bệnh nghề nghiệp giảm, theo lý giải của các cơ quan chức năng là do những năm gần đây, người sử dụng lao động đã ý thức được sức khỏe người lao động chính là nguồn lực quý giá, là điều kiện quyết định đến năng suất của doanh nghiệp. Từ đó, người sử dụng lao động đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm chăm lo sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Cụ thể, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành dệt may ở Đà Nẵng đã thay thế hệ thống dây chuyền, nguyên, nhiên liệu sản xuất. Có đơn vị thay đổi quá trình sản xuất hoặc trang thiết bị có ảnh hưởng không tốt tới người lao động bằng các điều kiện thích hợp hơn.

Công ty CP Dệt may 29/3 đã "cắn răng" từ bỏ sản xuất một trong những mặt hàng truyền thống, tạo nên tên tuổi của mình từ những ngày đầu là khăn bông vì lý do sức khỏe của người lao động.

“Bây giờ việc sản xuất mặt hàng khăn bông không còn đảm bảo được những yêu cầu khắt khe về bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho người lao động dù cách đây 20 năm, chúng tôi đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải rất hiện đại với tổng mức đầu tư hơn 10 tỉ đồng”, ông Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch HĐQT Cty CP Dệt may 29/3 nói.

Ý thức cá nhân và sự tốt lên của y tế

Nguyên nhân nữa giúp giảm số lao động mắc bệnh đến từ việc bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị thường xuyên của các doanh nghiệp; nỗ lực cơ giới hoá, tự động hoá quy trình sản xuất. "Do yếu tố tự động và cơ giới hoá nên người lao động trong ngành dệt may bây giờ gần như không có cơ hội tiếp xúc nhiều với các yếu tố có hại trong môi trường lao động", ông Huỳnh Văn Chính nói.

Ngoài ra, theo bác sĩ Dương Ấm Mậu, còn có nguyên nhân là sự "tốt lên" của các biện pháp y tế. Hiện các doanh nghiệp dệt may đều tổ chức khám tuyển công nhân trước khi vào làm việc, tuỳ ngành nghề đưa ra tiêu chuẩn khám phù hợp.

Tiếp đến là công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người lao động về tác hại và các biện pháp phòng chống các tác hại nghề nghiệp. Khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đúng quy định cho người lao động nhằm phát hiện các biểu hiện sớm bệnh nghề nghiệp trước khi có triệu chứng lâm sàng. Từ đó doanh nghiệp có biện pháp dự phòng, điều chỉnh vị trí việc làm thích hợp nhằm giảm khả năng mắc bệnh nghề nghiệp.

Về các biện pháp cá nhân, theo bác sĩ Dương Ấm Mậu, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành dệt may ở Đà Nẵng đều trang bị đầy đủ bảo hộ lao động. Tùy theo loại tác hại nghề nghiệp mà doanh nghiệp trang bị phòng hộ thích hợp như kính bảo vệ mắt, mặt nạ, khẩu trang cho đường hô hấp, quần áo, ủng, găng cho da, nút tai để giảm ồn, mũ nón bảo vệ đầu.

Mặt khác, người lao động cũng ý thức rất cao về bảo vệ sức khoẻ nên sử dụng thường xuyên và hiệu quả bảo hộ lao động cá nhân, chấp hành nghiêm mọi nội qui, qui định nơi làm việc nhằm giảm tiếp xúc và tác động của các yếu tố có hại trong môi trường làm việc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra bệnh nghề nghiệp.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Người lao động không mặn mà với xuất khẩu lao động

Tường Minh |

Đà Nẵng - Dù nhu cầu việc làm lớn, nhưng Đà Nẵng lại là địa phương ở miền Trung có rất ít lao động chịu đi xuất khẩu lao động.

Đà Nẵng: Công nhân phải làm thêm, vay mượn để vượt qua khó khăn

Tường Minh - Văn Trực |

Lương thấp, áp lực chi tiêu đè nặng, đời sống nhiều công nhân ở Đà Nẵng rơi vào tình cảnh khó khăn. Để trang trải cho cuộc sống, nhiều công nhân chọn cách kiếm thêm việc làm, vay mượn để qua cơn khó.

Đà Nẵng: Thăm, tặng quà thân nhân gia đình liệt sĩ Gạc Ma

Tường Minh - Văn Trực |

Đà Nẵng - Đại diện Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động và Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng thăm, tặng quà thân nhân các gia đình liệt sĩ Gạc Ma.

LĐLĐ TP Đà Nẵng bàn giao Nhà lưu trú dành cho giáo viên xã miền núi

Văn Trực |

Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với UBND huyện Hòa Vang tổ chức bàn giao công trình Nhà lưu trú dành cho giáo viên tại thôn Phò Nam (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).