Đảm bảo sức khoẻ cho người lao động làm việc trong môi trường nắng nóng

Bảo Hân - Lương Hạnh |

Làm việc trong môi trường nắng nóng gây ra nhiều hệ luỵ về sức khoẻ cho người lao động. Vì vậy, cần chú trọng nhiều giải pháp, trong đó chú ý đến điều kiện lao động và tổ chức sản xuất lao động hợp lý, khoa học để giảm thiểu tác động của nắng nóng đối với công nhân lao động.

Người lao động “quay cuồng” trong nắng nóng 

Chị Nguyễn Thị Nguyên (sinh năm 1991, quê Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) - công nhân Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) vô cùng ái ngại mỗi khi đến mùa hè. Công việc của chị tuy được làm việc ở trong môi trường có điều hòa nhiệt độ, nhưng chị liên tục phải di chuyển giữa các phân xưởng. “Tôi làm việc trong môi trường có nước, phải đi ủng nên rất nóng. Không chỉ vậy, trong phòng đông người, điều hòa ở xa, cũng chẳng đỡ nóng hơn. Bộ quần áo đồng phục đi làm hôm nào về cũng ướt nhẹp như vừa mới tắm” - chị Nguyên chia sẻ.

Hà Nội vào những ngày nóng đỉnh điểm, sau khi tan làm, chị Nguyên quay về căn phòng trọ để nghỉ ngơi. Song, chị cũng không tài nào ngủ nổi vì quá nóng. Những ngày này, căn phòng lúc nào cũng phả ra hơi nóng hầm hập, nhất là thời điểm giữa trưa. “Đi làm nóng, về phòng cũng nóng. Nhưng tôi cố nghĩ vài ngày qua đợt nóng sẽ đỡ hơn. Không còn cách nào khác” - chị Nguyên tâm sự.

Bến tàu, xe… luôn là nơi lao động tự do làm xe ôm tập trung nhiều nhất. Với thời tiết nóng đỉnh điểm của Hà Nội, họ vẫn phải “phơi” mình ở bến xe, chờ khách. Ông Nguyễn Mạnh Hiếu (SN 1971) trú tại phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm đã chạy xe ôm gần 10 năm nay. Mồ hôi chảy ròng ròng giữa cổ áo, người đàn ông này phải mang theo 1 chiếc khăn ướt lau cho mát. Chỉ khoảng vài phút sau, chiếc khăn ông Hiếu đem theo đã khô cong.

Được biết, con trai ông Hiếu mới được 2 tuổi, vợ ông đã đột ngột ra đi do bạo bệnh, ông Hiếu rơi vào cảnh “gà trống nuôi con”. Bất kể trời nắng hay mưa, ông Hiếu vẫn ngồi chờ khách, chỉ mong một ngày kiếm được khoảng 200.000 đồng để bữa cơm cho con có miếng thịt.

Nhiều giải pháp đảm bảo sức khoẻ người lao động

Ông Đặng Văn Khánh - Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐVN - cho biết, để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động khi làm việc trong thời tiết nắng nóng, doanh nghiệp cần triển khai nhiều biện pháp, trong đó quan trọng là cần chú ý đến điều kiện lao động và tổ chức sản xuất lao động hợp lý, khoa học. Chủ sử dụng lao động cần có những biện pháp kỹ thuật hoặc về tổ chức để giảm nóng trong nhà xưởng. Ví dụ, chia thành nhiều đợt nghỉ ngắn cho người lao động thay vì một đợt nghỉ dài. Nhà xưởng, nơi làm việc, công trường cần được sắp xếp gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, thoáng khí, mở nhiều cửa sổ và cửa mái, phun nước mặt trên của mái nhà xưởng, tạo phun sương hoặc màng nước, trang bị thêm quạt hoặc chạy điều hòa tại nơi làm việc của người lao động tùy theo điều kiện của doanh nghiệp và yêu cầu của công nghệ, sản phẩm.

Đối với những công việc ngoài trời, người chủ sử dụng lao động cần lưu ý đẩy thời gian làm việc sớm hơn, nghỉ sớm; buổi chiều làm muộn hơn và nghỉ muộn. Cùng với đó, cần trang bị quần áo làm bằng vải thấm mồ hôi, thoáng; có thể trang bị mũ nón rộng vành, làm lán trại nghỉ tạm cho công nhân; bổ sung nước uống đầy đủ cho công nhân (có thể thêm khoáng); những món như chè xanh, chè đỗ đen… cung cấp đủ nước cho người lao động…

Bên cạnh đó, công nhân cần được khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện những trường hợp sức khoẻ yếu hoặc có vấn đề về huyết áp; tránh bố trí công nhân làm việc trên cao.

Người lao động cũng cần chú ý tăng cường dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm phòng chống nắng nóng, giải nhiệt. Người sử dụng lao động cần tăng cường chất lượng bữa ăn ca, bố trí đầy đủ nước cho công nhân…

Theo ông Khánh, khi làm việc trong điều kiện nắng nóng, do đổ mồ hôi nhiều nên cơ thể mất nước, mất khoáng, như vậy, phải bù nước, bù khoáng cho công nhân. Nắng quá có thể dẫn đến trường hợp sốc nhiệt, say nóng, say nắng (trong trường hợp làm việc ở ngoài trời), có thể dẫn tới ngất, bị sốc; thao tác lao động kém chính xác, nguy cơ mất an toàn lao động. Vì vậy, cần dự phòng những trường hợp công nhân bị say nắng, say nóng (cấp cứu tại chỗ cho công nhân nếu xảy ra các trường hợp này); có lán trại cho công nhân trường hợp phải nghỉ hoặc phải sơ cấp cứu.

Bảo Hân - Lương Hạnh
TIN LIÊN QUAN

EVNCPC: Kiểm soát mức tiêu thụ điện tăng mùa nắng nóng

Tường Minh |

Các đợt nắng nóng trên diện rộng kéo dài ở miền Trung khiến nhu cầu sử dụng điện của người dâng tăng cao, kèm theo đó là hoá đơn tiền điện cũng tăng đột biến.

Người lao động chật vật dưới nắng nóng "như thiêu như đốt"

Hà An - Minh Hà |

Hà Nội - Thời tiết gần đây nắng nóng gay gắt, có lúc lên tới 39 độ C, khiến cuộc sống sinh hoạt, công việc của nhiều người dân bị ảnh hưởng, nhất là những người lao động.

Nắng nóng "như địa ngục” ở Iraq

Như Tâm |

Nắng nóng năm nay đến sớm hơn cùng với tình trạng mất điện kéo dài khiến người dân Iraq càng thêm khó khăn.

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".