Điều chỉnh tiền lương của người nghỉ hưu khi cải cách tiền lương

LƯƠNG HẠNH - LAN PHƯƠNG |

Lương hưu chưa được 3 triệu đồng/tháng, bà Tẹo phải làm thêm nhiều việc để trang trải cuộc sống. Cải cách tiền lương từ 1.7.2024 nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận trong đó có những người đã nghỉ hưu như bà.

Về già vẫn phải làm thêm nhiều việc

Bà Đặng Thị Tẹo (SN 1962, ngụ tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về hưu từ năm 2007 do suy giảm khả năng lao động. Với mức lương hưu ban đầu là 600.000 đồng, qua các đợt điều chỉnh của Nhà nước, hiện bà nhận lương hưu là 2.950.000 đồng.

Để trang trải cuộc sống, bà Tẹo làm giúp việc gia đình, công việc vất vả, nặng nhọc so với độ tuổi của bà. Mỗi sáng, bà Tẹo phải dậy từ 5h30 để đi làm, đến chiều, bà đón cháu đi học rồi đến tối nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Cuộc sống tất bật, bà không có thời gian để nghỉ ngơi.

Tháng 7.2023, bà thuộc diện được tăng lương hưu ở mức 12,5%. Số tiền lương hưu được tăng tuy không lớn nhưng cũng là một khoản hỗ trợ thêm thêm cho cuộc sống của bà.

Bà Tẹo bộc bạch: “Trước đây, tôi làm trong ngành xây dựng, dù về hưu sớm nhưng tôi phải chờ đến đủ tuổi mới được nhận lương hưu. Lương hưu thấp, tôi phải đi làm giúp việc. Tôi mong Nhà nước quan tâm đến đời sống của người cao tuổi, nâng mức lương hưu để chúng tôi đỡ vất vả phần nào".

Còn bà Nguyễn Thị Thênh (SN 1953, ngụ tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) đối mặt với tình cảnh tương tự. Bà về hưu từ năm 1991 với mức lương hưu chưa đến 50.000 đồng. Thời điểm hiện tại, lương hưu của bà được 3.020.000 đồng.

Năm nay đã ở tuổi 70, bà Thênh gặp nhiều vấn đề sức khỏe do di chứng để lại từ thời làm công nhân xây dựng. Bà bị suy thận mãn tính từ năm 2002, thêm bệnh thoái hóa cột sống.

“Tôi tuổi già hay ốm đau, xương khớp yếu, lại còn bị suy thận. Bảo hiểm không chi trả cho bệnh hiểm nghèo, nên tôi phải mua thuốc bên ngoài, rất đắt đỏ. Bác sĩ từng bảo tôi phải mổ cột sống nhưng tôi không dám làm vì sợ tốn nhiều chi phí. Phẫu thuật rủi ro, nhỡ tôi bị làm sao thì không biết sống thế nào” - bà Thênh tâm sự.

Tiền lương hưu thấp, không đủ để bà lo chi phí khám chữa bệnh, thuốc thang. Bà mở quán trà đá bán tại nhà để xoay sở cuộc sống. Trung bình bà Thênh kiếm được 150.000 đến 200.000 đồng/ngày. Số tiền này dù không nhiều nhưng giúp bà trang trải, không phải trông cậy vào con cái. Hàng ngày, bà mở quán sớm, bán từ 6h sáng đến 22h đêm, cả tháng không nghỉ ngày nào.

Dù vất vả, bà Thênh cũng không dám đòi hỏi. “Lương hưu là quy định chung, Nhà nước tăng đến đâu thì biết đến đấy, đòi hỏi cũng không được. Tình hình kinh tế khó khăn chung, cuộc sống của ai người đó phải tự lo toan" - bà Thênh giãi bày.

Điều chỉnh lương của người nghỉ hưu

Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết tháng 5.2018, Trung ương thông qua Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại phiên thảo luận tổ. Ảnh: Phạm Đông.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại phiên thảo luận tổ. Ảnh: Phạm Đông

“Đây là quyết định rất đúng, nhưng 6-7 năm qua, mỗi năm chỉ điều chỉnh lương, thực ra bù vào trượt giá, chưa phải là cải cách tiền lương. Thời điểm này là thời điểm chín muồi, không cải cách tiền lương không được nữa”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội đặt câu hỏi, nếu 1.7.2024, thực hiện cải cách tiền lương khu vực Nhà nước thì người nghỉ hưu, bảo trợ xã hội sẽ tính thế nào?

“Người nghỉ hưu được trả lương hưu theo mức lương cơ sở, nhưng tới đây bỏ mức lương cơ sở thì đối tượng này giải quyết thế nào, họ có được cải cách tiền lương với khu vực công hay không? Nếu cải cách thì mức tăng bao nhiêu %?”, ông Dung đặt câu hỏi và cho rằng cần phải tính toán vấn đề này, nếu không nâng, vô hình chung những đối tượng này càng bị tụt lại phía sau.

“Tôi đề nghị cải cách tiền lương phải nêu rõ thêm cải cách tiền lương khu vực công, đi kèm với cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp và điều chỉnh phù hợp lương với người về hưu và các đối tượng xã hội khác”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất.

LƯƠNG HẠNH - LAN PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Xem xét lương cho người nghỉ hưu khi cải cách tiền lương

LAN PHƯƠNG |

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, lộ trình cải cách tiền lương là một trong những vấn đề rất được dư luận quan tâm. Khi cải cách tiền lương cũng cần phải xem xét đến lương cho người nghỉ hưu và đối tượng bảo trợ xã hội.

Sinh năm 1978 bị suy giảm khả năng lao động có được nghỉ hưu trước tuổi không?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi sinh năm 1978, là công nhân duy tu đường sắt - công việc nặng nhọc, đã suy giảm khả năng lao động 45% từ năm 2001 do tai nạn lao động. Trong trường hợp này, tôi có thể nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động không?

Mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu người lao động cần biết

MINH HÀ - THU THỦY |

Căn cứ quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động tham gia BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện hoặc người vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện được hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu thực hiện theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Đề xuất một mức ưu đãi thuế thu nhập chung cho báo chí

ANH HUY |

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đề nghị một mức ưu đãi thuế thu nhập chung cho báo in, báo điện tử và các loại hình báo chí khác.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Dân nói bị tai nạn do dự án rào chắn sơ sài?

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Đơn vị thi công nói gì về Dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng (TP Huế) che chắn sơ sài, đã có nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra.

Lý do bà chủ Xuyên Việt Oil chiếm dụng được 219 tỉ đồng

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil bị cáo buộc không nộp 219 tỉ đồng tiền Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cho Nhà nước.