Điều chuyển người lao động trái luật bị xử phạt như thế nào?

Quỳnh Chi (T/H) |

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp hay người sử dụng lao động có thể điều chuyển người lao động làm công việc khác so với thỏa thuận ban đầu tại hợp đồng lao động. Nếu điều chuyển lao động trái luật, người sử dụng lao động bị xử lý như nào?

Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định: 

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;

b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.

Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt của tổ chức gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm việc ở địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động trong trường hợp điều chuyển người lao động đến địa điểm khác;

- Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết trong trường hợp điều chuyển người lao động làm công việc khác.

Quỳnh Chi (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Người lao động ăn sáng bằng... "cơm gà" và tên Tiến nhưng đời lùi

Tường Minh |

Đà Nẵng - Người lao động ăn sáng bằng... cơm gà - một kiểu chơi chữ thú vị của người nghèo và những phận người lao động khó khăn trong thời bão giá.

Người lao động có quyền và nghĩa vụ gì?

Quế Chi (T/H) |

Người lao động có quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng là một trong những quy định tại Điều 5, Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động.

4 bước để người lao động thuê nhà trọ nhận được tiền hỗ trợ

ANH THƯ |

Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và người lao động quay trở lại thị trường lao động muốn nhận được hỗ trợ thuê nhà trọ cần làm đầy đủ các thủ tục sau.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.