Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường

Phong Linh - Bích Ngọc |

Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ) là một ngoại lệ.

Vượt qua mặc cảm

Chúng tôi tình cờ gặp vợ chồng anh Nguyễn Văn Thêm (tên được đổi theo yêu cầu nhân vật) khi anh chị đang tưới nước cây xanh tại một trung tâm thương mại trên đường Hòa Bình (Quận Ninh Kiều). Gần 23h, họ tẩn mẩn làm việc như bao công nhân môi trường khác và sẽ chẳng có gì bất ngờ nếu như đồng nghiệp của anh không cho chúng tôi biết anh có bằng đại học.

Ngồi bên gốc cây xanh ngắm nhìn xe cộ thưa thớt dần, anh Thêm trầm ngâm: “Lẽ ra chúng tôi sẽ có cuộc sống viên mãn hơn nhưng rồi số phận đổi thay".

F
Dù có bằng Đại học, anh Thêm vẫn làm công nhân cây xanh. Ảnh: Phong Linh.

Năm 1997, anh Thêm tốt nghiệp ngành Tài chính tín dụng, Khoa Kinh tế, trường Đại học Cần Thơ. Sau đó, anh cưới vợ và cùng làm việc tại một công ty nông nghiệp ở Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang với mức lương trung bình 7 triệu đồng/tháng.

Những tưởng cuộc sống gia đình ổn định nhưng đến năm 2010, công ty khó khăn buộc tạm ngưng hoạt động. Chật vật thêm 3 năm ở quê nhưng không khá giả, cuối cùng, anh quyết tâm lên Cần Thơ với mong muốn “đổi vận mệnh”.

“Năm 2017, tôi thấy Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ tuyển dụng, tôi và vợ nộp đơn xin làm. Thời điểm đó, vị trí văn phòng đã đủ nhưng chúng tôi vẫn xin làm công nhân cắt tỉa cây xanh với mong muốn có thu nhập cho con trai ăn học. Đến nay đã 7 năm, tôi bén duyên với nghề này và cũng không có ý định thay đổi công việc”, anh Thêm cười nói.

Chị Nguyễn Thị Kim Cương, vợ anh Thêm, giãi bày: “Tôi sợ nhất là chồng mặc cảm nhưng chính anh ấy lại là người động viên tôi chấp nhận vượt qua” - nước mắt chị trực trào.

Đối diện khó khăn

Để hiểu thêm cuộc sống gia đình, chúng tôi tiếp tục hẹn gặp vợ chồng Thêm ở dãy trọ trên đường Huỳnh Thúc Kháng (quận Ninh Kiều). Buổi gặp gỡ đúng thời điểm Nam bộ vào mùa nắng nóng khiến chúng tôi càng khâm phục tính chịu khó của cả hai.

Chị Cương mở lòng, khoảng 3 năm trở lại đây, ngân sách của công ty dần hạn hẹp nên các phần thưởng gần như không có, trong khi đó, vật giá liên tục leo thang khiến đời sống gia đình khó khăn. “Giai đoạn con trai học Đại học, có khi vợ chồng lãnh lương ra chưa được 10 triệu đồng đã phải mượn thêm 2 triệu nữa để đóng tiền học cho con. Dạo gần đây chúng tôi cũng không ăn sáng, còn cơm trưa, chiều chỉ gói ghém khoảng 50 nghìn đồng/ngày”, chị Cương chia sẻ.

Anh Thêm thông tin thêm, hiện nay, tiền nhà trọ được giữ nguyên ở mức 1,1 triệu đồng/tháng, tính thêm điện nước sẽ khoảng 1,6 triệu đồng. Về cơ bản, mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng vẫn có thể lo được. Song, điều mà cả hai sợ nhất là sức khỏe ngày một yếu đi, khó có thể đáp ứng công việc và chi phí sinh hoạt.

“Nhưng nói đi cũng phải nói lại, công ty nhận mình lúc khó khăn nên chúng tôi cố gắng đồng hành, hy vọng ngày công ty phát triển để chúng tôi sẽ tốt lên”, anh Thêm nói.

f
Bữa cơm đạm bạc nhưng ấm áp của vợ chồng anh Thêm. Ảnh: Ảnh: Phong Linh.

Cơm chín, vợ chồng anh Thêm dọn thêm cá kho và canh rau tập tàng để chúng tôi cùng thưởng thức. Chúng tôi vừa ăn, vừa nói biết bao nhiêu chuyện ở trên đời, kỳ vọng về một tương lai rạng rỡ hơn.

“Chúng tôi mừng vì con trai đã có việc làm và đang ở quê để lo cho ông, bà. Giờ tôi chỉ hy vọng công ty có thêm khoản trợ cấp, tiền thưởng để công nhân chúng tôi đỡ tủi thân”, chị Cương chia sẻ.

Công ty trăn trở

F
Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ đề xuất xem xét thay đổi đơn giá thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt để có thêm nguồn thu, đáp ứng các khoản phụ cấp, thưởng lễ cho công nhân. Ảnh: Phong Linh.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Phúc Như - Phó giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ thông tin, hiện các khoản phụ cấp, thưởng lễ, Tết cho công nhân của công ty còn hạn chế do nguồn ngân sách công ty hạn hẹp. Điều này khiến nhiều công nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt khi phải thắt chặt chi tiêu.

Hiện, Công ty đã trình UBND TP Cần Thơ xem xét thay đổi đơn giá thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Cần Thơ năm 2016 vì lượng rác thải sinh hoạt của thành phố ngày càng tăng, công nhân làm việc vất vả. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để công ty có thêm nguồn thu nhằm đáp ứng các khoản phụ cấp, thưởng lễ cho công nhân, giúp công nhân tiếp tục bám nghề.

Phong Linh - Bích Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Trễ hẹn nhiều lần với gia đình, công nhân mong nghỉ lễ 5 ngày để về quê

Phong Linh |

Nhiều công nhân tại các tỉnh miền Tây mong muốn phương án nghỉ lễ 30.4 và 1.5 liên tục 5 ngày sẽ được chấp thuận, thuận tiện cho việc sắp xếp thời gian về quê.

Công nhân Cần Thơ hạnh phúc khi được nhận lì xì Tết từ Thủ tướng Chính phủ

TẠ QUANG - PHONG LINH |

Nhận được lì xì trên tay, công nhân tại TP Cần Thơ bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi và cho biết sẽ làm việc chăm chỉ trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Những phần quà trao tay công nhân Cần Thơ trước thềm Tết Nguyên đán

MỸ LY |

Ngày 2.2, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Cần Thơ phối hợp với LĐLĐ quận Ninh Kiều tổ chức trao quà cho đoàn viên, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Công ty Cổ phần May Tây Đô.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm, tặng quà người dân bị thiên tai tại Hà Giang

Nguyễn Tùng |

Ngày 14.9, ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) cùng đoàn công tác tới thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân viên chức lao động và người dân bị thiệt hại do lũ lụt tại Hà Giang.

Haaland lập cú đúp giúp Man City đánh bại Brentford

NGUYỄN ĐĂNG |

Brentford đã không thể tạo nên cú sốc trước Man City tại vòng 4 Ngoại hạng Anh, dù đã dẫn trước ngay ở giây thứ 22.

Thị trường ế ẩm, bánh Trung thu truyền thống vẫn đắt hàng

Phương Anh |

Hà Nội - Trái với cảnh nhiều điểm bán bánh Trung thu ế ẩm dù giảm giá, khách vẫn xếp hàng dài chờ mua bánh Trung thu truyền thống trên phố Thụy Khuê.

Giờ thứ 9: Trả về nguyên quán - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cô gái trẻ tiến tới hôn nhân khi vừa học hết cấp 3. Cô bị gia đình phản đối vì quyết định này. Diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ ra sao?

Di dời cả bản hơn 100 hộ ở Sơn La trước nguy cơ sạt trượt

Minh Nguyễn |

Sơn La - Lực lượng chức năng đang khẩn trương di dời người dân một bản ở huyện Bắc Yên để tránh nguy hiểm do xuất hiện vị trí nứt gãy có nguy cơ sạt trượt.