Giảm giờ làm đang là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Thảo luận tại hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) vào sáng ngày 23.10, đa số ý kiến đại biểu cho rằng không nên tăng thời gian làm thêm giờ, việc giảm giờ làm xuống 44 giờ/tuần và tăng ngày nghỉ lễ là cần thiết, thể hiện sự tiến bộ.

Giờ làm việc của Việt Nam đang ở mức cao

Theo đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đoàn đại biểu Quốc hội Đắc Lắc), Bộ luật Lao động giữ vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Dự luật điều chỉnh mọi lĩnh vực rộng lớn các quan hệ lao động, tác động đến doanh nghiệp, tổ chức cơ sở sản xuất, kinh doanh và người lao động. Bà Xuân đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần phải đánh giá thêm tác động về dự luật này.

Góp ý về đề xuất tăng giờ làm thêm trong dự luật, bà Xuân cho rằng nhu cầu làm thêm của người lao động ở một số lĩnh vực là có, nhưng do tiền lương thấp.

Ngoài ra, giờ làm việc của Việt Nam đang ở mức cao so với các nước trên thế giới, trong khi giảm giờ làm đang là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, chúng ta phải phát triển lực lượng sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, nhưng cũng phải để người lao động duy trì sức khỏe nhằm tái tạo sức lao động, để họ chăm sóc gia đình. Khi việc thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, nếu tăng giờ làm có thể bị doanh nghiệp lợi dụng khai thác sức của người lao động quá mức, dẫn đến cạn kiệt sức lao động.

 
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắc Lắc.

“Tôi nhất trí với phương án 1 là không mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa so với quy định hiện hành. Bên cạnh đó, việc nâng thời gian làm thêm theo tháng từ 30 giờ/tháng lên 40 giờ/tháng cũng cần quy định cụ thể để loại bỏ việc doanh nghiệp dồn thời giờ làm thêm vào một ngày nhất định” - bà Xuân nói và cho biết luật cần bổ sung các biện pháp, chế tài để xử lý các trường hợp, các tổ chức doanh nghiệp không tuân thủ theo quy định.

Từng có 10 năm làm việc ở doanh nghiệp có gần 5.000 lao động nên đại biểu Phùng Thị Thường (đoàn Vĩnh Phúc) rất hiểu người lao động. Về tăng giờ làm thêm tối đa, đại biểu cho biết, dù nhu cầu hai phía là có thật và quy định pháp luật là "tự nguyện, tự thỏa thuận", nhưng nếu người lao động không chấp hành yêu cầu của doanh nghiệp làm thêm, sẽ bị gây khó dễ, cắt thi đua, phụ cấp, thậm chí bị sa thải.

"Xu hướng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của xã hội. Do đó đề nghị giảm giờ làm việc bình thường từ 48 giờ/tuần hiện nay xuống 44 giờ; không tăng giờ làm thêm tối đa” – đại biểu kiến nghị.

Nữ đại biểu kể, bà đã chứng kiến đời sống của công nhân lao động vất vả, khó nhọc với những bữa ăn sáng tồi tàn, để rồi phải làm việc mỗi ngày từ 10 - 12 giờ trong nhà máy, không biết gì đến đời sống bên ngoài. Khi họ trở về nhà cũng là lúc con cái đã ngủ. “Cho nên chúng ta không nên đặt gánh nặng tăng trưởng lên đôi vai người lao động. Họ đã là những người yếu thế trong xã hội, do đó tôi khao khát Quốc hội lưu tâm" – đại biểu Phùng Thị Thường nói.

Cùng quan điểm, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng, các nghị quyết của Đảng đều nói là tăng trưởng kinh tế đi liền với tiến bộ xã hội. Vậy mà cơ quan soạn thảo đang xây dựng Bộ luật Lao động đẩy giờ làm thêm cao hơn luật hiện hành.

“Có đại biểu nói, nếu không cho làm tăng giờ như thế thì sẽ ảnh hưởng sức cạnh tranh. Tôi cho rằng, chúng ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, cơ chế thị trường đào thải những yếu tố kém hiệu quả. Doanh nghiệp đầu tư mà chỉ nghĩ đến tranh thủ nhân công giá rẻ, không đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với chủ doanh nghiệp thì cơ chế sẽ đào thải, sẽ có những doanh nghiệp khác hiệu quả hơn. Doanh nghiệp phải biết tận dụng năng suất lao động, tiến bộ khoa học công nghệ chứ không phải tăng trưởng bằng tận dụng, vắt kiệt sức của người lao động.

Tôi nghĩ chúng ta cần xây dựng bộ luật này trên tinh thần tiến bộ. Giờ tăng thêm 100 giờ tối đa so với bộ luật năm 2012 là không phù hợp với tinh thần đó.

Người lao động muốn làm thêm, chủ lao động cũng muốn như thế và họ cho đó là nhân văn. Tôi cho rằng, đó không phải là nhân văn. Chúng ta phải tiếp cận theo cách: Vì sao họ muốn làm thêm? Nói thật, người công nhân lao động quá khổ, không đảm bảo các điều kiện thiết yếu nhất của cuộc sống nên mới phải bán kiệt sức lao động của mình để giải quyết những vấn đề trước mắt”- ông  Phương nhấn mạnh.

Ông Phương cho rằng, tăng trưởng kinh tế đi liền với tiến bộ xã hội, vì vậy cần phải giảm giờ làm đi chứ không phải có suy nghĩ thực dụng là tăng thời giờ lao động lên.

Cần thiết có thêm ngày nghỉ lễ

Về nội dung quy định về số ngày nghỉ lễ trong năm, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, do số lượng ngày nghỉ lễ tết của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trên thế giới, nên ông đồng tình với việc tăng số lượng ngày nghỉ lễ.

 
Đại biểu Trần Văn Tiến - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc.

“Theo tôi nên nghỉ thêm 2 ngày nữa so với hiện nay. Ngày nghỉ thêm thứ nhất là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường (5.9); ngày thứ hai là ngày 28.6 (Ngày Gia đình Việt Nam).

Ngày 5.9 là ngày có ý nghĩa đối với trẻ, nhiều cháu đi khai giảng rất thiệt thòi, không được bố mẹ đưa đến trường vì phải đi làm. Nếu thực hiện được việc có thêm ngày nghỉ vào 5.9 sẽ có ý nghĩa rất lớn với mỗi gia đình”- ông Tiến nói.

Nhiều đại biểu Quốc hội khác cũng đồng tình với ý kiến này. Việc tăng thêm số ngày nghỉ lễ sẽ giúp người lao động được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa có thêm thời gian chăm lo gia đình và góp phần kích thích các ngành dịch vụ phát triển.

Đặng Chung - Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Giảm thời giờ làm việc để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Để người lao động có thêm thời gian tái tạo sức lao động và chăm sóc gia đình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động từ 48 giờ trong một tuần xuống 44 giờ và tăng thêm một số ngày nghỉ lễ trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Nguồn tiền để tăng lương cơ sở: Phải tinh giản biên chế

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội ngày 22.10, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho rằng, để thực hiện tăng lương cơ sở, Chính phủ cần đẩy mạnh việc tin giản biên chế, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp công lập.

Giữ tuổi hưu, tăng ngày nghỉ

LỤC TÙNG |

Tăng tuổi nghỉ hưu là không thiết thực, nhưng nếu tăng sự quan tâm đến ngày nghỉ và lao động đặc thù thì mang lại nhiều giá trị nhân văn cho công nhân lao động - đó là nội dung chính tại Hội nghị góp ý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) do LĐLĐ Đồng Tháp vừa tổ chức.

Hezbollah tấn công căn cứ quân sự Israel

Thanh Hà |

Lực lượng Hezbollah ở Lebanon tuyên bố đã bắn một loạt tên lửa vào một căn cứ quân sự sâu bên trong Israel vào sáng sớm 22.9.

Rừng Xích Tùng cổ ở Yên Tử mất thêm 4 “cụ” hơn 700 tuổi

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Siêu bão Yagi đã làm gẫy, đổ 4 cây Xích Tùng cổ trong rừng Xích Tùng hơn 700 tuổi cực kỳ quý hiếm trên non thiêng Yên Tử.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở Hòa Bình, Đắk Nông, Bộ Tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Cảnh cáo Chủ tịch UBND huyện Cao Phong, kỷ luật 4 cán bộ ở Đắk Nông... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (16.9-21.9).

Mạnh Quân "Nhật ký Vàng Anh: Kết hôn đã giúp tôi trưởng thành

Huyền Chi - Mi Lan (thực hiện) |

Diễn viên Mạnh Quân quay trở lại màn ảnh nhỏ với vai diễn Hào trong bộ phim giờ vàng “Sao Kim bắn tim sao Hỏa", đóng cặp cùng Diễm Hằng - nữ diễn viên đã hợp tác với anh từ bộ phim "Nhật ký Vàng Anh" năm 2006.

Tuấn Hưng, Đinh Tùng bị bỏ lại ở Anh trai vượt ngàn chông gai

Chí Long |

"Anh trai vượt ngàn chông gai" tập 11 tiến hành chia lại đội hình thành 2 nhà, Tuấn Hưng - Phan Đinh Tùng gây bất ngờ khi rơi vào top lựa chọn cuối.

Giảm thời giờ làm việc để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Để người lao động có thêm thời gian tái tạo sức lao động và chăm sóc gia đình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động từ 48 giờ trong một tuần xuống 44 giờ và tăng thêm một số ngày nghỉ lễ trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Nguồn tiền để tăng lương cơ sở: Phải tinh giản biên chế

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội ngày 22.10, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho rằng, để thực hiện tăng lương cơ sở, Chính phủ cần đẩy mạnh việc tin giản biên chế, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp công lập.

Giữ tuổi hưu, tăng ngày nghỉ

LỤC TÙNG |

Tăng tuổi nghỉ hưu là không thiết thực, nhưng nếu tăng sự quan tâm đến ngày nghỉ và lao động đặc thù thì mang lại nhiều giá trị nhân văn cho công nhân lao động - đó là nội dung chính tại Hội nghị góp ý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) do LĐLĐ Đồng Tháp vừa tổ chức.