Giới hạn số giờ làm thêm của người lao động thay đổi từ ngày 1.2

Minh Phương |

Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày từ ngày 1.2.
Theo đó, thời gian làm thêm giờ được giới hạn tùy vào thời giờ làm việc của người lao động tại Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động:

(1) Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại mục (2), (3).

(2) Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.

(3) Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.

Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.

3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

(4) Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

(5) Thời giờ nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc đối với trường hợp làm việc theo ca liên tục theo khoản 2 Điều 64 sẽ được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 1 tháng;

Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.2.2021.

Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Khoảng 250.000 người lao động các tỉnh sẽ ở lại Bình Dương ăn Tết 2021

ĐÌNH TRỌNG |

Do tác động của dịch bệnh COVID-19 khiến thu nhập bị giảm, đời sống khó khăn, năm 2021 có khoảng 250.000 người lao động các tỉnh không về quê mà ở lại Bình Dương đón Tết Nguyên đán.

Viên chức được gì sau khi đơn vị sự nghiệp công chuyển đổi?

Minh Phương |

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 150/2020/NĐ-CP về chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Vậy viên chức được gì sau khi đơn vị sự nghiệp công chuyển đổi?.

Giờ làm thêm của cán bộ y tế chống dịch COVID-19

Bảo Hân |

Công đoàn Y tế Việt Nam vừa thực hiện khảo sát nhanh nhằm đánh giá ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến đời sống việc làm của công nhân viên chức người lao động, trong đó đưa ra thời giờ làm thêm của cán bộ y tế tại các cơ sở y tế.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.