Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay, Việt Nam chưa có cơ sở gì để nhìn nhận cụ thể về cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Tất cả dựa trên lợi thế hạ tầng internet và hạ tầng viễn thông như 52 triệu người sử dụng internet, 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh…
Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới đưa ra đo lường về các yếu tố và điều kiện cần thiết để chuyển đổi hệ thống sản xuất và đánh giá sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai của 100 quốc gia trên thế giới thì các yếu tố đổi mới, công nghệ, giáo dục của nước ta chỉ ở mức thấp. Cụ thể, Việt Nam đứng 90/100 về công nghệ đổi mới, 92/100 công nghệ nền, 77/100 về năng lực sáng tạo, 70/100 nguồn lực con người...
Trao đổi về việc làm gì để không bị tụt hậu trong CMCN 4.0 hoặc không bị thua xa so với các nước, ông Trần Chí Dũng - Phó Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, VCCI cho biết, do tác động của CMCN 4.0 nên xác định thị trường lao động ở phía cung và cầu lao động.
"Thực trạng hiện nay, DN nước ta chủ yếu DN nhỏ và vừa, trong lĩnh vực gia công, lắp ráp, sử dụng lao động phổ thông và trình độ thấp. Muốn sử dụng internet, khả năng số hóa, sử dụng dữ liệu lớn, phân tích, xâu chuỗi thành chuỗi giá trị để bắt kịp CMCN 4.0 cần nâng cao nhận thức của DN trong việc đầu tư công nghệ vào sản xuất. Để làm được điều này cần khối lượng vốn lớn số hóa, biến thành các nhà máy thông minh", ông Dũng cho biết thêm.
Theo nhận định của các chuyên gia, dù muốn hay không, để tồn tại, thị trường DN ở nước ta phải số hóa sản xuất, mọi mô hình kinh doanh truyền thống, nếu không thay đổi sẽ bị thay thế.
Tác động CMCN 4.0 sẽ lấy đi các việc làm lao động phổ thông, mang tính chất lặp đi lặp lại như dệt may, da giày chế biến - các việc làm giản đơn bị robot thay thế. Các chuyên gia cho rằng, không chỉ làm mất đi việc làm giản đơn, mà chúng còn tạo ra nhiều việc làm mới – việc làm có hàm lượng công nghệ cao.
Hiện nay, lực lượng Việt Nam có 53,4 triệu lao động, trong đó phần lớn lao động phổ thông trình độ thấp. Theo báo cáo xu hướng lao động Việt Nam năm 2012-2017 của Viện Khoa học Lao động xã hội (BLĐTBXH), lao động chưa có bằng cấp, chứng chỉ rất thấp, chiếm 23,6% (quý II.2017), phần lớn lớn lao động 2.0.
Trước nguy cơ hàng triệu lao động phổ thông bị mất việc, khoảng 5 năm nữa thì robot hóa cách ngành dệt may, da giày, thủy sản, nông nghiệp, mất việc sẽ diễn ra. Nhóm lao động này này khó chuyển đổi bắt kịp công nghệ 3.0, nên hướng đào tạo chuyển sang ngành kinh tế tận dụng ưu thế đặc thù truyền thống và ảnh hưởng một phần công nghệ trong nước.