Lao động di cư cần được tiếp cận nhiều chính sách

Kiều Vũ |

Phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách an sinh xã hội đối với lao động di cư ở Việt Nam” do Trường Đại học Công đoàn tổ chức ngày 17.6, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - Ngọ Duy Hiểu cho biết, Việt Nam đang sửa đổi, bổ sung các chính sách an sinh xã hội, trong đó có chính sách cho lao động di cư.

Tiếp cận dịch vụ  giáo dục của con em lao động di cư còn hạn chế

Tham luận tại hội thảo, GS.TS Đặng Nguyên Anh - Viện Xã hội học - chia sẻ: Qua khảo sát cho thấy tại các khu công nghiệp còn thiếu trường mầm non, mẫu giáo. Hiện mới đáp ứng được 45% nhu cầu của người lao động di cư (LĐDC). Con của các gia đình di cư theo học các trường dân lập với chi phí cao hơn bởi hộ khẩu và tạm trú là vấn đề khó khăn với đối tượng này. Ngoài ra, vấn đề hộ khẩu/tình trạng đăng kí cư trú là rào cản lớn đến khả năng tiếp cận hệ thống giáo dục công lập đối với LĐDC.

TS Nguyễn Hải Hữu - Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam, Hiệp hội Các trường đào tạo Nghề công tác xã hội - cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy, tình trạng con em LĐDC đang phải chịu nhiều thiệt thòi trong tiếp cận giáo dục mầm non, cũng như quyền thụ hưởng chăm sóc và vui chơi. Do thiếu nhà trẻ, mẫu giáo phục vụ con em công nhân và người dân địa phương, đã có không ít cơ sở mầm non tư thục, dân lập “mọc” ra để LĐDC gửi con. Tuy nhiên, với mức phí khoảng 1 - 1,5 triệu đồng/tháng thì không phải gia đình nào cũng có đủ tiền. Vì thế, trẻ lại được gửi về quê cho ông, bà chăm sóc.

Nguyên nhân của tình trạng này là do những bất cập về nhận thức, quản lí, hạ tầng cơ sở, năng lực cung cấp dịch vụ của địa phương nơi tạm trú khi số lượng trẻ em là con LĐDC tạm trú  gia tăng, đặc thù về thời gian việc làm của NLĐ tại các khu công nghiệp và một số bất cập của chính sách về y tế, giáo dục đối với trẻ em đã tạo ra những rào cản, khó khăn đến quá trình tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục.

Cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách

Theo TS. Dương Thị Thanh Xuân - Phó hiệu trưởng Trường Đại Công đoàn, một trong những giải pháp khắc phục trở ngại nhằm thực thi hiệu quả chính sách an sinh xã hội cho LĐDC được hưởng thụ chính sách là đối thoại trực tiếp với lao động di cư để giải quyết các thắc mắc trong chính sách BHXH, BHYT,  trợ cấp xã hội và ưu đãi xã hội, giúp LĐDC hiểu hơn về chính sách an sinh xã hội.

Trao đổi bên lề hội thảo, bà Ngọc Quỳnh - chuyên gia về dân số và phát triển Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam - nhấn mạnh: Hiện nhiều chính sách di cư của Việt Nam liên quan đến hộ khẩu, do đó LĐDC từ nước ngoài đến Việt Nam hay LĐDC trong nước của Việt Nam đều bị ảnh hưởng vì vấn đề hộ khẩu và các chính sách xã hội. Chúng ta có thể học tập nước ngoài về một số chính sách đặc thù cho người di cư ví dụ chính sách liên quan đến gia đình như chính sách hỗ trợ tìm việc làm cho bản thân người di cư và người trong gia đình họ; chính sách hỗ trợ về giáo dục, trông trẻ là con của người di cư; chính sách chăm sóc sức khỏe cho người trong gia đình nếu như người di cư có trách nhiệm chăm sóc như người lớn tuổi trong gia đình và khi trong gia đình có người đau ốm...

PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn - khẳng định: Bài toán cấp bách đặt ra là cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đối với LĐDC, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Xuất phát từ thực tiễn đó, Trường Đại học Công đoàn tổ chức hội thảo nhằm góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về chính sách an sinh xã hội đối với lao động di cư.

Kiều Vũ
TIN LIÊN QUAN

Chính sách an sinh xã hội đối với lao động di cư ở Việt Nam

Kiều Vũ |

Hà Nội - Sáng 17.6, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách an sinh xã hội đối với lao động di cư ở Việt Nam”. Tới dự có các ông: Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Văn Nạ Xay Thêp Thị Lạt - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Lào tại Việt Nam; Andrey Borodenko - Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nga tại Việt Nam; Jose Santiago Olaguera - Bí thư thứ ba Đại sứ quán Philipines tại Việt Nam; TS.Rozhkov Vladimir Dmitrievich - Phó Giám đốc Học viện Lao động và quan hệ xã hội Liên bang Nga.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhận thêm nhiệm vụ

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình được phân công là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Nước màu đỏ tràn vào khu dân cư ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Dòng nước màu đỏ tràn vào khu tập thể Phú Minh (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khiến người dân lo lắng.

Dự báo cường độ áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão số 4

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4 sẽ có cường độ cấp 8 - 9.

Phân bổ tiền hỗ trợ 26 địa phương bị ảnh hưởng bão lũ

PHẠM ĐÔNG - MINH KHÔI |

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương sẽ tổ chức các đoàn giám sát việc phân bổ nguồn lực tại các địa phương nhận hỗ trợ do bị bão lũ.

Khách Hàn Quốc đổ xô du lịch Việt Nam dịp Trung Thu

Đan Thanh |

Kỳ nghỉ Tết Trung thu năm nay, khách Hàn Quốc du lịch nội địa và quốc tế tăng mạnh, đặc biệt tới Thái Lan, Việt Nam.

2 công ty gạch ở Đồng Nai nợ lương khoảng 200 công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Khoảng 200 công nhân Công ty TNHH Sản xuất gạch men King Minh và Công ty TNHH Gạch Granite Đồng Nai bị nợ lương và bảo hiểm xã hội nhiều tháng.

Cận cảnh trung tâm nông nghiệp phớt lờ lệnh trả đất

Lam Thanh |

Dù bị yêu cầu di chuyển tài sản, bàn giao đất trong tháng 8.2024 nhưng đến nay chủ đầu tư Dự án Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại TP Thái Nguyên vẫn chưa thực hiện.