LĐLĐ tỉnh Quảng Trị: Lấy ý kiến tham gia dự thảo Bộ Luật Lao động

HƯNG THƠ |

Ngày 16.5, LĐLĐ tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Bộ Luật Lao động (BLLĐ) 2012 (sửa đổi).

Dự hội nghị, có ông Hoàng Đức Thắng - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Trần Huy – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; các đồng chí Chủ tịch Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, CĐCS trực thuộc trong toàn tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Hoài Lê - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Trị điều hành hội nghị. Ảnh: Hưng Thơ.
Bà Nguyễn Thị Hoài Lê - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Trị điều hành hội nghị. Ảnh: Hưng Thơ.

Chủ trì hội nghị, ông Nguyễn Thế Lập – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh và bà Nguyễn Thị Hoài Lê - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết, trong hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay, BLLĐ giữ một vị trí quan trọng. BLLĐ lần đầu được ban hành ngày 23.6.1994, có hiệu lực thi hành từ 01.01.1995, đã qua bốn lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012.

Tuy nhiên, sau nhiều năm áp dụng thực hiện, đã xuất hiện các yêu cầu đòi hỏi BLLĐ (năm 2012) cần được tiếp tục hoàn thiện.

Hội nghị lấy ý kiến tham gia dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi. Ảnh: Hưng Thơ.
Hội nghị lấy ý kiến tham gia dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi. Ảnh: Hưng Thơ.

Sau khi Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai về việc thực hiện các hoạt động tham gia xây dựng BLLĐ (sửa đổi), LĐLĐ tỉnh Quảng Trị đã có văn bản chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong CNVCLĐ và cán bộ công đoàn toàn tỉnh.

“Quan điểm của LĐLĐ tỉnh khi tham gia ý kiến sửa đổi BLLĐ (năm 2012) là phải đảm bảo các nguyên tắc như: Sửa đổi BLLĐ không làm suy giảm và mất đi các quyền lợi của người lao động đã được pháp luật khẳng định trong thực tiễn thi hành; tạo khung pháp lý thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động; sửa đổi BLLĐ phải xác định người lao động là thế “yếu” để có những quy định cho phù hợp, thể hiện bản chất nhân văn tốt đẹp của chế độ XHCN ở nước ta”- bà Nguyễn Thị Hoài Lê - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Trị, nói.

Ông Hoàng Đức Thắng – Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hưng Thơ.
Ông Hoàng Đức Thắng – Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hưng Thơ.

Từ định hướng nói trên, các đại biểu tham dự hội nghị đã thảo luận, đóng góp ý kiến, tập trung vào các vấn đề liên quan đến người lao động và hoạt động của tổ chức công đoàn như: Tiền lương, tiền công; Mở rộng khung thỏa thuận về thời giờ làm thêm; Về thương lượng tập thể, vai trò của tổ chức CĐCS trong thương lượng tập thể; Quyền đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động; Về giải quyết tranh chấp lao động và đình công.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đóng góp ý kiến về các điều kiện đảm bảo hoạt động của tổ chức Công đoàn; Quy định về tuổi nghỉ hưu của người lao động và chính sách lao động nữ cùng nhiều nội dung liên quan khác...

Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Đức Thắng - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đánh giá cao ý kiến của các đại biểu tại hội nghị đóng góp vào Dự thảo BLLĐ (sửa đổi). Ông Thắng. Và đề nghị ban tổ chức hội nghị tổng hợp những kiến nghị xác đáng nhất, có tính đại diện và gần gũi nhất với quyền lợi của người lao động, hoạt động của tổ chức Công đoàn để tham gia đóng góp ý kiến với các cơ quan cấp trên.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Phải trả tiền lương làm thêm giờ theo mức lũy tiến

Nam Dương |

Trả tiền lương làm thêm giờ theo mức lũy tiến là ý kiến của hầu hết các đại biểu tại hội nghị đóng góp cho Dự thảo Bộ luật Lao động (dự thảo) do LĐLĐ TPHCM tổ chức sáng 15.5. Tham dự hội nghị có gần 100 CBCĐ là Chủ tịch, Phó Chủ tịch LĐLĐ các quận, huyện, ngành, sở khối và một số doanh nghiệp có hơn 500 lao động trên địa bàn TPHCM.

Người sử dụng lao động và người lao động cần một tiếng nói chung

ĐẶNG TIẾN |

Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) đang được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, hoàn thiện để trình Chính phủ trong tháng 5.2019. Đây là một bộ luật có phạm vi điều chỉnh lớn và ảnh hưởng sâu rộng tới môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng như quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam đối với thế giới.

Cần bổ sung nhiều quy định cho phù hợp thực tế

NAM DƯƠNG |

Dự thảo Bộ luật Lao động có một số thuật ngữ quy định chưa rõ tạo kẽ hở và cần được bổ sung.

Giờ thứ 9: Gả vợ cho chồng - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cặp vợ chồng sống cùng nhau nhưng không có tình cảm. Bà vợ luôn ủng hộ chồng tìm được tình yêu mới. Câu chuyện hôn nhân kỳ lạ này sẽ đi về đâu?

Cảnh báo rủi ro ở nhóm trái phiếu bất động sản đáo hạn

Bảo Chương |

Lượng trái phiếu đáo hạn trong quý IV/2024 dự kiến hơn 87,5 nghìn tỉ đồng, trong đó rủi ro cao tập trung ở nhóm trái phiếu bất động sản.

Kỳ vọng chất lượng dịch vụ xe buýt ở Hà Nội tăng theo giá vé

Thanh Huyền |

Từ 1.11.2024, Hà Nội sẽ chính thức điều chỉnh giá vé xe buýt sau 10 năm áp dụng giá vé cũ.

Nam sinh bị bạn đánh trong lớp dẫn đến nhập viện

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Nam sinh bị 2 bạn cùng Trường THCS và THPT Bắc Sơn đánh dẫn đến nhập viện. Hiện lực lượng chức năng đang vào cuộc điều tra.

Sẽ tăng món ăn cho học sinh sau khi phụ huynh than phiền

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau khi một phụ huynh lên Facebook than phiền suất ăn trưa của con ở Trường Albert Einstein ít thức ăn, nhà trường đã tiếp thu và sẽ tăng thêm món ăn.

Phải trả tiền lương làm thêm giờ theo mức lũy tiến

Nam Dương |

Trả tiền lương làm thêm giờ theo mức lũy tiến là ý kiến của hầu hết các đại biểu tại hội nghị đóng góp cho Dự thảo Bộ luật Lao động (dự thảo) do LĐLĐ TPHCM tổ chức sáng 15.5. Tham dự hội nghị có gần 100 CBCĐ là Chủ tịch, Phó Chủ tịch LĐLĐ các quận, huyện, ngành, sở khối và một số doanh nghiệp có hơn 500 lao động trên địa bàn TPHCM.

Người sử dụng lao động và người lao động cần một tiếng nói chung

ĐẶNG TIẾN |

Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) đang được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, hoàn thiện để trình Chính phủ trong tháng 5.2019. Đây là một bộ luật có phạm vi điều chỉnh lớn và ảnh hưởng sâu rộng tới môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng như quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam đối với thế giới.

Cần bổ sung nhiều quy định cho phù hợp thực tế

NAM DƯƠNG |

Dự thảo Bộ luật Lao động có một số thuật ngữ quy định chưa rõ tạo kẽ hở và cần được bổ sung.