Lo ngại về tỉ lệ ly thân, ly hôn trong lao động nữ di cư

Linh Nguyên |

Trong buổi báo cáo khảo sát “Về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, chế xuất” do Ban Nữ công Tổng LĐLĐVN thực hiện, một vấn đề đặt ra là tình trạng ly thân, ly hôn trong lao động nữ di cư.

Tình trạng hôn nhân

Báo cáo được thực hiện thông qua khảo sát, phỏng vấn 906 người lao động, 32 người sử dụng lao động và 62 cán bộ CĐCS về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, chế xuất tại 10 tỉnh/thành, CĐ ngành Trung ương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Công đoàn Dệt may phía Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên-Huế; Hà Nội, Đồng Nai, Bình Phước, An Giang, Thanh Hoá.

Bà Trần Thu Phương - Phó Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐVN, Trưởng nhóm khảo sát - cho biết, tình trạng hôn nhân của lao động nữ di cư có thể được chia thành 3 nhóm chính, gồm: Thứ nhất, nhóm đã kết hôn - đây là nhóm đông nhất, chiếm 85,3%, trước khi đi làm ăn xa, họ thường mang theo con cái đi cùng hoặc gửi con lại cho gia đình ở quê.

Thứ hai, nhóm chưa kết hôn chỉ chiếm khoảng 3,3%, đa số là những người trẻ tuổi, mới tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng. Họ di cư để tìm kiếm cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập.
Thứ ba, đáng lo ngại là nhóm ly hôn, ly thân chiếm tới 10% tổng số lao động nữ di cư. Đa số họ di cư để tìm kiếm cơ hội việc làm và ổn định cuộc sống sau khi ly hôn, ly thân.

Khi được hỏi về quan điểm NLĐ nữ di cư gửi con về quê, trong số 833 lao động nữ trả lời khảo sát, có đến 40,5% người cho rằng, gửi con về quê tạm thời, sau khi ổn định sẽ đón con lên; 29,5% cho rằng, gửi con về quê là bắt buộc vì cha mẹ không có điều kiện nuôi dạy trẻ, chăm sóc trẻ và 23,8% cho rằng, gửi con về quê là điều đương nhiên vì như thế mới phù hợp với điều kiện của cha mẹ phải đi làm ăn xa.

Điều này cũng phản ánh thực trạng hiện nay là một lượng lớn lao động nữ sau khi lập gia đình, sinh con vì cuộc sống mưu sinh bắt buộc phải rời xa quê hương để tìm kiếm việc làm, thu nhập. Điều này gây thiệt thòi rất lớn cho những đứa trẻ khi thiếu sự chăm sóc, nuôi dạy trực tiếp của cha mẹ, có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về thể chất cũng như tâm lý của trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tình cảm, tâm lý của bản thân NLĐ khi phải xa con.

Giải pháp hỗ trợ về chăm sóc con CNLĐ

Khảo sát được thực hiện trên các nội dung thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nên có nhiều giải pháp được đưa ra.

Một trong số đó là đề xuất chính quyền địa phương cần quan tâm quy hoạch các công trình trường học, nhà trẻ, khu vui chơi, giải trí gần nơi ở của lao động di cư và hỗ trợ lao động nữ di cư tìm kiếm, sử dụng các dịch vụ chăm sóc, học hành của con em họ.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần quan tâm áp dụng các chính sách thuận lợi về cư trú, tiếp nhận con em lao động di cư vào các trường công lập địa phương; khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các chính sách linh hoạt về giờ làm việc để tạo điều kiện cho lao động nữ di cư chăm sóc con cái.

Đồng thời, các ngành chức năng và các bên liên quan thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách, quy định của pháp luật để hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích đặc thù của lao động nữ di cư…

Phát biểu khai mạc, bà Đỗ Hồng Vân - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐVN - cho biết, tại các khu công nghiệp, chế xuất có trên 70% là lao động nữ. Số lao động này hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Việc bảo vệ quyền của lao động nữ cần được thực hiện thông qua đối thoại tại nơi làm việc.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Khoảng 10% tổng số lao động nữ di cư ly hôn, ly thân

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ngày 15.12, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố kết quả khảo sát về “Về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”. Một trong những kiến nghị đưa ra là tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ di cư mua hoặc thuê nhà ở với giá cả hợp lý.

Khảo sát, thu thập thông tin, đề xuất giải pháp hỗ trợ lao động nữ di cư

Mỹ Hạnh - Cẩm Tú |

Ngày 27.6, tại khu Công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khảo sát thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2023.

Bí thư huyện bức xúc về việc 300 sổ đỏ của dân bị thu hồi

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc tham mưu UBND huyện thu hồi 300 sổ đỏ của người dân, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho rằng, đây là vấn đề gây bất ổn trong xã hội.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an Quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành.

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Nhập khẩu gạo kỷ lục, chuyện “không có gì ầm ĩ”

Lục Tùng |

Việc Việt Nam nhập khẩu gạo tăng vọt 9 tháng đầu năm không phải là chuyện đáng lo mà còn mang lại lợi ích kép.

Khoảng 10% tổng số lao động nữ di cư ly hôn, ly thân

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ngày 15.12, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố kết quả khảo sát về “Về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”. Một trong những kiến nghị đưa ra là tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ di cư mua hoặc thuê nhà ở với giá cả hợp lý.

Khảo sát, thu thập thông tin, đề xuất giải pháp hỗ trợ lao động nữ di cư

Mỹ Hạnh - Cẩm Tú |

Ngày 27.6, tại khu Công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khảo sát thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2023.