Khoảng 10% tổng số lao động nữ di cư ly hôn, ly thân

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ngày 15.12, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố kết quả khảo sát về “Về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”. Một trong những kiến nghị đưa ra là tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ di cư mua hoặc thuê nhà ở với giá cả hợp lý.

Phát biểu khai mạc, bà Đỗ Hồng Vân - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết, tại các khu công nghiệp - chế xuất có trên 70% là lao động nữ. Số lao động này hiện gặp rất nhiều khó khăn. Việc bảo vệ quyền của lao động nữ cần được thực hiện thông qua đối thoại tại nơi làm việc.

Bà Đỗ Hồng Vân - Ủ y viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn phát biểu khai mạc. Ảnh: Kiều Vũ
Bà Đỗ Hồng Vân - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn phát biểu khai mạc. Ảnh: Kiều Vũ

Trong những kết quả khảo sát, đáng chú ý là tiền lương hàng tháng của lao động nữ di cư dao động nhiều nhất là khảng 5-7 triệu đồng/tháng (chiếm hơn 60%). Ngoài ra lao động nữ di cư được doanh nghiệp hỗ trợ thêm tiền ăn ca, ăn trưa (khoảng 400 - 600.000 đồng/tháng); tiền làm thêm giờ; tiền hỗ trợ nhà ở; phụ cấp trách nhiệm… Chỉ có 3,7% người lao động trong mẫu khảo sát có tiền tích lũy hàng tháng (có tiền tiết kiệm hàng tháng)…

Đa số lao động nữ di cư khi đến nơi nhập cư đều thuê nhà ở, không có nhà riêng, chiếm 54%. Họ thường ở trong những khu nhà trọ có điều kiện chật chội, không gian nhỏ, thiếu không gian sinh hoạt, gần 50% lao động nữ di cư ở khu nhà dưới 20m2; thiếu thốn vật chất, tiện nghi chiếm hơn 50%. Bởi vì thu nhập thấp nên thường lao động nữ di cư lựa chọn thuê nhà giá từ 1-2 triệu đồng/tháng.

31,6% con lao động nữ di cư gửi về quê nhờ người thân gia đình chăm sóc do không có điều kiện. 40,5% người quan điểm rằng gửi con về quê tạm thời, sau khi ổn định sẽ đón con lên; 29,5% cho rằng gửi con về quê là bắt buộc vì cha mẹ không có điều kiện nuôi dạy trẻ, chăm sóc trẻ và 23.8% cho rằng gửi con về quê là điều đương nhiên vì như thế mới phù hợp với điều kiện của cha mẹ phải đi làm ăn xa.

Điều này gây thiệt thòi rất lớn cho những đứa trẻ khi thiếu sự chăm sóc, nuôi dạy trực tiếp của cha mẹ, có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về thể chất cũng như tâm lý của trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tình cảm, tâm lý của bản thân người lao động khi phải xa con.

Khảo sát tại nhà trọ. Ảnh: NVCC
Khảo sát tại nhà trọ. Ảnh: NVCC

Trình bày về kết quả khảo sát, bà Trần Thu Phương - Phó trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng nhóm khảo sát cho biết tình hình tình trạng ly hôn, ly thân của nữ lao động di cư ở các khu công nghiệp, chế xuất cũng là vấn đề đáng lo ngại.

Theo khảo sát, nhóm này chiếm khoảng 10% tổng số lao động nữ di cư. Đa số lao động nữ di cư trong nhóm này di cư để tìm kiếm cơ hội việc làm và ổn định cuộc sống sau khi ly hôn, ly thân. Bà Phương cho biết lo ngại trước thực trạng đó, sẽ có đề nghị để tiếp tục khảo sát, nghiên cứu vấn đề này.

Đối với chính quyền địa phương, khảo sát kiến nghị có chính sách đảm bảo an ninh trật tự tại các khu nhà trọ; hỗ trợ lao động di cư đăng ký nhập trường cho con của mình để yên tâm làm việc; hỗ trợ xây các nhà trẻ cho công nhân lao động trên gửi con với học phí thấp; xây dựng nhà ở phúc lợi cho công nhân có thu nhập thấp; Hạn chế nạn tính dụng đen. Có chính sách riêng hỗ trợ cuộc sống cho nữ công nhân di cư

Báo cáo khảo sát do nhóm cán bộ của Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với cán bộ Công đoàn của một số địa phương thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2023 thông qua khảo sát, phỏng vấn 906 người lao động và 32 người sử dụng lao động và 62 cán bộ công đoàn cơ sở về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại 10 tỉnh/thành tỉnh, Công đoàn ngành Trung ương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Công đoàn Dệt may phía Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế; Hà Nội, Đồng Nai, Bình Phước, An Giang, Thanh Hoá.

Kiều Vũ
TIN LIÊN QUAN

Bản tin công đoàn: Cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức từ 1.7.2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Gần 1 triệu người rút bảo hiểm xã hội một lần trong 10 tháng; Công nhân mất việc với nỗi lo mất Tết; Người lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam mỏi mòn chờ lương hơn 5 năm; Cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức thay đổi như thế nào sau thực hiện cải cách tiền lương 1.7.2024?

Hàng tuần thăm nhà trọ để hiểu hơn cuộc sống của người lao động

Nhóm phóng viên |

Hằng tuần, đại diện Ban Giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TKG Taekwang Vina (Đồng Nai) tới thăm 100 người lao động tại nơi ở trọ để tìm hiểu cuộc sống thực tiễn và lắng nghe các ý kiến.

Thực hiện nhiều mô hình hỗ trợ lao động nữ

Linh Nguyên (thực hiện) |

Điểm nổi bật trong hoạt động của nữ công CĐ nhiệm kỳ 2018 - 2023 là tổ chức, chỉ đạo thực nhiều mô hình hỗ trợ lao động nữ. Trả lời phỏng vấn của Báo Lao Động về hoạt động này, bà Đỗ Hồng Vân - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐVN cho biết:

Chăm lo nhiều hơn cho lao động nữ

Tôn Nữ Mỹ Hạnh - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Hwaseung Rạch Giá |

Là chủ tịch CĐCS ở doanh nghiệp ngoài Nhà nước, qua thực tế hoạt động các phong trào cũng như việc thực hiện chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và người lao động, bà Tôn Nữ Mỹ Hạnh - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Hwaseung Rạch Giá, đại biểu tham dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam - có những chia sẻ, kỳ vọng gửi đến đại hội.

Vướng thủ tục phức tạp, công nhân chật vật khi thuê nhà ở xã hội

Minh Hạnh |

Để thuê được nhà ở xã hội, công nhân cần rất nhiều giấy tờ chứng minh như: Sổ Bảo hiểm Xã hội, hợp đồng lao động, chứng nhận kết hôn, khai sinh... Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số thủ tục gây khó khăn cho cả lao động và cơ quan quản lý.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn

Hà Anh |

Sáng 4.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp giảng chuyên đề “Bàn về lãnh đạo thời chuyển đổi số” cho cán bộ công đoàn.

Làm đường vào xã nông thôn mới sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Một tuyến đường vào xã điểm nông thôn mới kiểu mẫuĐiện Biên xuống cấp nghiêm trọng đang được sửa chữa sau phản ánh của Báo Lao Động.

Ly kỳ số phận con tàu ma trôi dạt tự do vào biển Ninh Thuận

Hữu Long |

Ninh Thuận - Một con tàu dạt vào bờ biển được giới trẻ tìm đến chụp ảnh. Ít ai biết con tàu này có số phận long đong, chủ sở hữu hiện đã mất liên lạc.

Bản tin công đoàn: Cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức từ 1.7.2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Gần 1 triệu người rút bảo hiểm xã hội một lần trong 10 tháng; Công nhân mất việc với nỗi lo mất Tết; Người lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam mỏi mòn chờ lương hơn 5 năm; Cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức thay đổi như thế nào sau thực hiện cải cách tiền lương 1.7.2024?

Hàng tuần thăm nhà trọ để hiểu hơn cuộc sống của người lao động

Nhóm phóng viên |

Hằng tuần, đại diện Ban Giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TKG Taekwang Vina (Đồng Nai) tới thăm 100 người lao động tại nơi ở trọ để tìm hiểu cuộc sống thực tiễn và lắng nghe các ý kiến.

Thực hiện nhiều mô hình hỗ trợ lao động nữ

Linh Nguyên (thực hiện) |

Điểm nổi bật trong hoạt động của nữ công CĐ nhiệm kỳ 2018 - 2023 là tổ chức, chỉ đạo thực nhiều mô hình hỗ trợ lao động nữ. Trả lời phỏng vấn của Báo Lao Động về hoạt động này, bà Đỗ Hồng Vân - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐVN cho biết:

Chăm lo nhiều hơn cho lao động nữ

Tôn Nữ Mỹ Hạnh - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Hwaseung Rạch Giá |

Là chủ tịch CĐCS ở doanh nghiệp ngoài Nhà nước, qua thực tế hoạt động các phong trào cũng như việc thực hiện chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và người lao động, bà Tôn Nữ Mỹ Hạnh - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Hwaseung Rạch Giá, đại biểu tham dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam - có những chia sẻ, kỳ vọng gửi đến đại hội.

Vướng thủ tục phức tạp, công nhân chật vật khi thuê nhà ở xã hội

Minh Hạnh |

Để thuê được nhà ở xã hội, công nhân cần rất nhiều giấy tờ chứng minh như: Sổ Bảo hiểm Xã hội, hợp đồng lao động, chứng nhận kết hôn, khai sinh... Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số thủ tục gây khó khăn cho cả lao động và cơ quan quản lý.