Mong có một đời sống tinh thần tốt hơn

LƯƠNG HẠNH |

Tan làm, chị Hường chỉ biết cầm chiếc điện thoại thông minh lướt mạng xã hội. Một phòng tập Yoga hoặc một khu vui chơi giải trí với giá cả ưu đãi là mong mỏi bấy lâu của nữ công nhân 23 tuổi này.

Nhiều khi bí bách…

Tâm sự với PV Báo Lao Động, chị Nguyễn Thị Thu Hường (Thái Bình) - công nhân công ty Canon Việt Nam - cảm thấy may mắn vì được thuê nhà ở giá rẻ từ Dự án thí điểm nhà ở cho công nhân, lao động tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP Hà Nội

Căn phòng chừng 20m2, nằm trong Khu đơn nguyên dành riêng cho công nhân nữ gồm: 3 giường 2 tầng, 6 người ở. Ngoài phòng ở, tại đây còn bố trí phòng bếp, phòng sinh hoạt chung và khu vệ sinh riêng biệt cho lao động. Chị Hường tiết lộ, mỗi tháng chị chỉ phải trả 50.000 đồng cho toàn bộ chi phí sinh hoạt. Với mức lương khoảng 8 triệu đồng/tháng, chị có thể gửi về quê hỗ trợ gia đình.

Nhắc đến việc giải trí sau khi tan làm, nữ công nhân cho biết, các khu vui chơi, giải trí chưa nhiều. Các dịch vụ như chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp… gần như không có. Nếu có, đa phần là do người dân hoặc các hộ kinh doanh mở ra nhỏ lẻ và "không vừa túi tiền của công nhân".

“Tôi rất hy vọng khu công nghiệp có phòng tập Yoga, gym hoặc các khu vui chơi giải trí với giá cả ưu đãi dành cho công nhân. Cuộc sống chỉ quanh quẩn phòng trọ, nhà máy khiến tôi nhiều khi cảm thấy bí bách” - chị Hường tâm sự.

“Người dân có gì, công nhân có thứ đó”

Thông tin với Lao Động, bà Nguyễn Thị Tám - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh - cho biết, trong suốt những năm qua, huyện này đều tập trung cao độ để xây dựng, cơ sở, hạ tầng kỹ thuật liên quan đến y tế, giáo dục... Với trách nhiệm của chính quyền địa phương, Đông Anh xác định, khi khu công nghiệp mọc lên, tạo công ăn việc làm cho người lao động, việc này sẽ góp phần không nhỏ đến phát triển đời sống, kinh tế, xã hội của huyện.

“Không có trường hợp nào các cháu đến tuổi vào mầm non, tiểu học mà chúng tôi lại từ chối, gây khó. Người dân huyện có gì công nhân đều có cái đó. Người lao động đến ngụ cư đều được hưởng những chính sách của Nhà nước và địa phương” - bà Tám khẳng định.

Liên quan đến vấn đề cần nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động, tại Diễn đàn Người lao động năm 2023, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) Ngọ Duy Hiểu cho biết, trong thời gian qua, các cấp công đoàn đã đồng hành với chính quyền, doanh nghiệp có nhiều hoạt động chăm lo vật chất cho đoàn viên, người lao động.

Cùng với đó, các cấp công đoàn còn tổ chức các hoạt động chăm lo tinh thần cho người lao động như tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao ở các công đoàn cơ sở. Mới đây, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình Giờ thứ 9+, tới nay Tổng LĐLĐVN đã phối hợp tổ chức Giải bóng đá CNVCLĐ toàn quốc… Đây là những sân chơi bổ ích cho người lao động.

Tuy nhiên, việc chăm lo đời sống, văn hoá tinh thần cho người lao động cũng cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Ông Ngọ Duy Hiểu mong rằng, Quốc hội và các bộ, ngành tiếp tục quan tâm, đề xuất để có nhiều hơn hình thức chăm lo cho người lao động.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Đến với nhà trọ công nhân

Hoàng Quang |

Chương trình “Đến với nhà trọ công nhân” đang triển khai ở tỉnh An Giang và tỉnh Nghệ An là những cách làm hay góp phần tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến công nhân lao động và tổ chức Công đoàn. Đồng thời, nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động đang sinh hoạt tại các khu nhà trọ công nhân.

Tuyên truyền pháp luật cho công nhân và chủ nhà trọ

Phạm Thanh Hải |

Bắc Giang - Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Bắc Giang chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa triển lãm và Điện ảnh tỉnh và Liên đoàn Lao động huyện Việt Yên vừa tổ chức chương trình tuyên truyền, tư vấn pháp luật và giao lưu văn nghệ với sự tham gia của 200 công nhân lao động trong các khu nhà trọ và các chủ nhà trọ trên địa bàn xã Hồng Thái.

Công nhân chi tiêu dè sẻn khi đơn hàng lao dốc

Phương Ngân |

TP Hồ Chí Minh - Đơn hàng lao dốc từ cuối năm 2022, khiến hàng chục nghìn công nhân lao động mất việc. Số còn công việc cũng sống trong cảnh lo âu. Giờ đây, họ không biết làm gì khác ngoài việc chi tiêu dè sẻn để phòng lúc không may...

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Bứt phá mạnh mẽ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Đà tăng của vàng gần như không có vật cản. Giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng cao nhất mọi thời đại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Xử lý vi phạm tại bến đò Cồn Nhì sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý loạt vi phạm tại bến khách ngang sông Cồn Nhì.

Đến với nhà trọ công nhân

Hoàng Quang |

Chương trình “Đến với nhà trọ công nhân” đang triển khai ở tỉnh An Giang và tỉnh Nghệ An là những cách làm hay góp phần tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến công nhân lao động và tổ chức Công đoàn. Đồng thời, nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động đang sinh hoạt tại các khu nhà trọ công nhân.

Tuyên truyền pháp luật cho công nhân và chủ nhà trọ

Phạm Thanh Hải |

Bắc Giang - Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Bắc Giang chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa triển lãm và Điện ảnh tỉnh và Liên đoàn Lao động huyện Việt Yên vừa tổ chức chương trình tuyên truyền, tư vấn pháp luật và giao lưu văn nghệ với sự tham gia của 200 công nhân lao động trong các khu nhà trọ và các chủ nhà trọ trên địa bàn xã Hồng Thái.

Công nhân chi tiêu dè sẻn khi đơn hàng lao dốc

Phương Ngân |

TP Hồ Chí Minh - Đơn hàng lao dốc từ cuối năm 2022, khiến hàng chục nghìn công nhân lao động mất việc. Số còn công việc cũng sống trong cảnh lo âu. Giờ đây, họ không biết làm gì khác ngoài việc chi tiêu dè sẻn để phòng lúc không may...