Mức lương hiện tại khó níu chân bác sĩ giỏi cống hiến cho y tế vùng cao

Khánh Linh |

Trước thông tin cải cách tiền lương, nhiều cán bộ y tế vùng cao mong tăng thu nhập để đảm bảo mức sống và những hy sinh của đội ngũ y, bác sĩ.

Mong mỏi chờ cải cách tiền lương

Mỗi thứ 2 hàng tuần, khi màn sương mù còn phủ kín những cung đường đèo vắt ngang sườn núi, sau khi sửa soạn đồ và tạm biệt cô con gái nhỏ, bác sĩ Nguyễn Thị Giáng Hương (SN 1975, trú tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn) - Trưởng Trạm Y tế xã biên giới Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La - lại lên chiếc xe máy, tiếp tục hành trình ngược vùng biên công tác.

Đều đặn nhiều năm nay, kể từ khi nhận nhiệm vụ làm Trưởng Trạm Y tế xã Mường Và - một xã vùng biên với gần 100% người dân tộc thiểu số, đời sống xã hội còn rất nhiều khó khăn, phần lớn thời gian của nữ bác sĩ và nhiều cán bộ y tế dành cho bà con vùng biên này.

Sau hơn 10 năm công tác, hiện nay, mức lương chị nhận được hàng tháng cộng cả phụ cấp trực, phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp công tác ở vùng biên giới chỉ vỏn vẹn hơn 10 triệu đồng/tháng.

Hàng tháng, các y, bác sĩ ở trạm y tế vùng cao phải ngược núi hàng chục cây số, cõng vắc xin đến tận nơi tiêm chủng cho bà con. Ảnh: Khánh Linh
Hàng tháng, các y, bác sĩ ở trạm y tế vùng cao phải ngược núi hàng chục cây số, cõng vaccine đến tận nơi tiêm chủng cho bà con. Ảnh: Khánh Linh

Bác sĩ Giáng Hương chia sẻ: "Công tác ở một trạm y tế xã vùng cao, biên giới, chúng tôi kiêm nhiệm từ khám, chữa bệnh, tiêm chủng, xét nghiệm..

Đường sá đi lại ở đây cũng rất khó khăn, từ trung tâm xã đến bản xa nhất cũng phải mất hơn 20km, toàn bộ là đường đất. Mỗi tháng, cán bộ y tế đều được cắt cử lên các bản để tuyên truyền và tiêm chủng cho bà con".

Theo nữ bác sĩ này, mỗi lần lên bản, các cán bộ y tế phải đi thật sớm hoặc đi lên từ hôm trước để ngủ lại. Dù vất vả nhưng gần như không có kinh phí hỗ trợ gì, mọi công tác ăn nghỉ, xăng xe phải tự túc hoàn toàn.

a
Con đường ngược bản vùng cao chủ yếu là đường đất. Ảnh: NVCC

"Ở các vùng thành phố, khi hết giờ, họ có thể đi làm thêm ngoài để tăng thu nhập. Thế nhưng ở vùng sâu, vùng xa, ngoài lương ra, chúng tôi không có bất cứ thu nhập gì thêm. Người dân khó khăn, chúng tôi còn phải bỏ tiền túi ra để hỗ trợ. Chưa kể những cán bộ xa nhà lại phải mất thêm tiền thuê nhà" - nữ bác sĩ nói.

Với những khó khăn nói trên, bác sĩ Hương mong sau khi cải cách tiền lương, thu nhập của cán bộ y tế vùng cao có thể xứng đáng với công sức và cống hiến của họ.

Kỳ vọng tăng lương khởi điểm, phụ cấp trực của y, bác sĩ

Là bác sĩ biết mổ nội soi duy nhất ở Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Nhai - bệnh tuyến huyện vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, bác sĩ Tòng Văn Phong có lẽ là người thấu hiểu nhất những vất vả, hy sinh của một cán bộ y tế vùng cao.

Bác sĩ Tòng Văn Phong chia sẻ: "Khác với những ngành khác, một cán bộ ngành Y, đặc biệt là bác sĩ, để hoàn thành được chương trình học đại học thì mất ít nhất 6 năm. Sau khi ra trường cũng phải mất thêm 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề.

Thế nhưng, khi vào làm lại hưởng lương như một viên chức bình thường với mức lương khởi điểm 2,34 thật sự là một thiệt thòi".

a
Bác sĩ vùng cao mong được tăng thu nhập sau cải cách tiền lương để có động lực gắn bó với nghề. Ảnh: NVCC

Theo bác sĩ Phong, với mức lương khởi điểm nói trên so với giá cả thị trường hiện tại, để đảm bảo cuộc sống thì gần như là không thể.

"Chưa kể bác sĩ ở vùng cao vất vả hơn do điều kiện công tác còn nhiều thiếu thốn, đi lại xa xôi. Đặc biệt, đối với phân công trực ở một bệnh viện tuyến huyện, mỗi đêm, toàn việc chỉ có 2 bác sĩ trực chính.

Đêm nào trực là gần như đêm đó không được ngủ do phải đảm nhiệm từ việc cấp cứu bệnh nhân, đỡ đẻ. Chính vì thế, với mức lương khởi điểm và phụ cấp trực như hiện tại, rất khó để níu chân những bác sĩ giỏi về cống hiến cho ngành Y tế vùng cao" - bác sĩ Phong chia sẻ.

Mới đây, Chính phủ đã đề xuất lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang với 6 nội dung cải cách theo Nghị quyết 27-NQ/TW, dự kiến thực hiện từ ngày 1.7.2024.

Theo đó, bác sĩ có 3 khoản thu nhập từ sau khi cải cách tiền lương, bao gồm khoản thu nhập từ tiền lương, từ phụ cấp và từ thưởng.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Thay đổi về hệ số lương, phụ cấp của Đại úy Công an khi cải cách tiền lương

Quế Chi (T/H) |

Khi cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27 (dự kiến từ tháng 1.2024), hệ số lương, phụ cấp của Đại úy Công an sẽ thay đổi so với hiện nay.

Lương thấp, giáo viên mầm non kỳ vọng được tăng thu nhập khi cải cách tiền lương

trà my |

Cho rằng mức lương giáo viên mầm non còn thấp, một số giáo viên mầm non mong chờ vào đợt cải cách tiền lương ngày 1.7.2024 tới đây.

3 điểm mới của lương giáo viên công lập khi cải cách tiền lương

Quế Chi (T/H) |

Khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết (dự kiến từ 1.7.2024), lương giáo viên công lập các cấp sẽ có những điểm mới so với hiện nay.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.