Nặng gánh nuôi con, thuê nhà, công nhân mong được làm thêm

Bảo Hân |

Trở lại làm việc trong giai đoạn “bình thường mới”, nhiều công nhân khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) rất mong được làm thêm để có thêm thu nhập, bù lại giai đoạn phải nghỉ làm trước đây.

Chị Văn Thị Thuỷ, công nhân Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, trong vòng gần 2 tháng, chị phải nghỉ làm ở nhà, thu nhập giảm. Mới đây, chị được trở lại làm việc, nhưng vẫn làm giờ hành chính từ 8h đến 17h. Khoảng 2 tuần, công ty chị tổ chức một buổi làm thêm vào thứ 7.

“Tôi và các đồng nghiệp rất muốn tăng ca, làm thêm để có thêm thu nhập, nhưng công ty hầu như chỉ làm giờ hành chính, ít khi tăng ca” - chị Thuỷ chia sẻ.

Năm nay 34 tuổi, chị Thuỷ đã có 15 năm làm công nhân nên có mức lương là 10 triệu đồng/tháng. “Đấy là mức thu nhập dành cho người thâm niên như tôi, còn với những người mới vào, họ chỉ được khoảng 5 triệu đồng/tháng” - chị Thuỷ cho hay.

Khác với chị Thuỷ, anh Trần Văn Bình không phải nghỉ làm việc mà tham gia “3 tại chỗ” và mới đây, anh trở lại thời giờ làm việc bình thường.

“Công ty chỉ làm thêm thứ 7, không làm thêm các ngày trong tuần” - anh Bình cho biết. Theo anh Bình, ngày thứ 7 đi làm thêm, anh được trả 200% lương, tính ra, một tháng anh được thêm 1-2 triệu đồng. Đây là số tiền có thể trang trải cho nhiều nhu cầu cuộc sống của gia đình công nhân, nên anh Bình luôn cố gắng đi làm, hy sinh một ngày nghỉ cuối tuần.

Còn chị Hoàng Thị Hải, một công nhân khác cũng làm trong khu công nghiệp Thăng Long cho hay, chị làm việc “3 tại chỗ” trong công ty từ ngày 12.9 đến 21.9, sau đó, được trở về nhà để đi làm bình thường. Khi trở lại làm việc bình thường, công ty chị Hải tổ chức làm việc theo ca, 12 tiếng/ngày, 4 ngày làm ban ngày, được nghỉ 2 ngày rồi tiếp tục 4 ngày làm ban đêm.

Nếu không làm thêm, thu nhập của chị Hải (gồm lương cơ bản và phụ cấp) được gần 10 triệu đồng/tháng. Thời gian vừa qua, chồng chị, cũng làm công nhân khu công nghiệp, phải nghỉ ở nhà, thu nhập chỉ còn vài triệu, nên áp lực kiếm tiền ngày càng lớn hơn. Công ty nơi chị Hải làm việc tổ chức làm thêm trong 2 ngày công nhân được nghỉ. Mỗi ngày làm thêm, chị được trả 700.000-800.000 đồng/ngày.

“Được trả tiền cao hơn, nên dù rất mệt, tôi luôn cố gắng đi làm thêm cả 2 ngày nghỉ. Tính ra, cả tháng tôi không được nghỉ ngày nào nhưng bù lại tổng thu nhập được khoảng 15 triệu đồng/tháng. Số tiền này giúp tôi trang trải cuộc sống, lo cho 2 con đang tuổi ăn học, trả tiền thuê nhà” - chị Hải chia sẻ.

Làm liên tục, không được nghỉ ngơi để có thời gian hồi phục, chị Hải biết sẽ tổn hại nhiều đến sức khoẻ, nhưng vì có thêm đồng tiền cho gia đình, chị Hải đành chấp nhận. Đó có lẽ cũng là suy nghĩ chung của nhiều công nhân trong các khu công nghiệp...

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Xem xét điều chỉnh tăng giờ làm thêm: Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, sức khoẻ cho người lao động

Nhóm PV |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất tăng giờ làm thêm vượt quy định trong tháng của người lao động đối với các doanh nghiệp. Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐVN) - cho rằng, trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, việc đề xuất tăng thời gian làm thêm là cần thiết để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo hoạt động của DN, giúp chuỗi cung ứng không bị đứt gãy. Tuy nhiên việc tăng giờ làm thêm phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, chế độ đãi ngộ làm thêm giờ và sức khoẻ của người lao động.

Xem xét điều chỉnh tăng giờ làm thêm

ANH THƯ |

Với đề xuất cho phép điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng với một số ngành nghề lĩnh vực, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiến hành tổng hợp ý kiến của nhiều bên liên quan.

Người lao động làm thêm không quá 300 giờ/năm

QUỲNH CHI |

Đây là nội dung có trong Nghị quyết 105/NQ-CP về việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.