Nỗi lo chuyện con cái của lao động xa quê

MỸ LY |

Nhiều công nhân xa quê tâm sự, do mải làm việc nên không có thời gian quan tâm con cái. Đáng lo nhất là khi mối quan hệ giữa họ và con cái dần hình thành khoảng cách.

“Làm nhiều một chút tôi sẽ sớm được về với con trai”

Thu nhập từ việc buôn bán nhỏ ở quê không đủ trang trải, chị Nguyễn Kim Ngân (quê An Giang) đã cùng gia đình lên Bình Dương làm công nhân. Tuy nhiên, dù đã làm được 5 năm, nhưng mỗi lần từ quê lên lại Bình Dương không lần nào chị không khóc. Chị khóc vì xa quê và xa con trai.

“Việc buôn bán ở quê thu nhập không được bao nhiêu, cuộc sống chật vật nên cả nhà tôi chọn lên Bình Dương làm. Nhưng do con trai còn phải đi học nên tôi đành gạt nỗi nhớ mà để cháu ở lại quê nhờ ông, bà nội chăm sóc”, chị Ngân nói.

Thời gian đầu, công ty có đơn hàng nhiều, công việc ổn định, chị Ngân có tiền gửi cho ông, bà nội lo cơm nước và con trai sinh hoạt, học hành. Mấy dịp nghỉ lễ gia đình nữ công nhân này cũng không về quê mà tìm việc thời vụ làm thêm: “Được nghỉ lễ, mọi người thường tranh thủ về quê, còn cả nhà tôi thì tìm việc thời vụ kiếm thêm thu nhập. Bởi làm nhiều thêm một chút, tôi có thể sớm dành dụm đủ tiền và về quê với con trai, không cần bôn ba nơi đất khách”.

Tương tự, rời quê khi con mới 6 tháng tuổi để lên Bình Dương làm công nhân, vợ chồng anh Pháp (quê An Giang) cũng cố gắng làm việc để mong cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống.

“Là cha mẹ, chúng tôi không nỡ xa con, nhất là khi cháu còn nhỏ như thế, rất cần người chăm sóc. Nhưng vì cuộc sống ở quê khó khăn nên chúng tôi đành lên Bình Dương làm. Mỗi lần nhìn cháu qua điện thoại của ông, bà ngoại là vợ chồng tôi lại xót xa. Tuy nhiên, vì muốn cho gia đình, nhất là con trai có cuộc sống tốt hơn, vợ chồng đành nén nỗi nhớ con mà cố gắng làm việc, chỉ mong sớm tích góp được một ít để về quê”, anh Pháp tâm sự.

Đưa con cùng rời quê

Chỉ định đi vài năm, khi dành dụm đủ tiền sẽ về quê nhưng nào ngờ đợt dịch COVID-19 đã làm gia đình chị Ngân gặp khó khăn, tiền tích góp cũng bị tiêu gần hết. Càng kéo dài thời gian ở lại, nữ công nhân càng lo lắng cho con trai.

“Qua dịch tình hình sản xuất của doanh nghiệp chưa kịp phục hồi, thu nhập cũng giảm sút, tiền gửi về quê thế là eo hẹp hơn. Nhưng điều khiến tôi lo lắng hơn là con trai ở nhà. Việc ăn uống đã có ông, bà nội lo, nhưng chuyện học hành không ai kèm cặp, nhất là cháu đang ở tuổi dậy thì, rất cần sự quan tâm của cha mẹ như chúng tôi”, chị Ngân kể lại.

Đi 5 năm, thành tích học tập của con trai ở quê không được tốt lắm cộng thêm đang ở tuổi dễ nổi loạn nên để yên tâm làm việc, chị Ngân quyết định rước con trai lên Bình Dương ở cùng gia đình. Như thế, chị sẽ có thể quan tâm, kèm cặp cháu dễ hơn.

Xa quê lúc con còn nhỏ, anh Pháp không khỏi xót xa khi cháu lại không thể thân thiết với cha: “Do gửi cháu cho ông, bà ngoại chăm sóc nên cháu thân thiết với ông, bà hơn cả cha, mẹ như chúng tôi. Mỗi lần về quê thăm cháu, hai cha con cứ có khoảng cách với nhau. Có lẽ, khoảng thời gian đầu đời cháu cần cha, mẹ ở bên đã bị chúng tôi đánh mất”.

Xót xa nhưng vì mưu sinh, anh Pháp vẫn phải tiếp tục trụ lại Bình Dương làm việc. Theo đó, vợ anh đang mang thai cháu thứ 2 và lần này nam công nhân quyết định sẽ tìm nhà trẻ gần công ty gửi cháu: “Không phải ở với ông, bà không tốt nhưng với tôi, con được ở gần cha mẹ vẫn hơn”.

MỸ LY
TIN LIÊN QUAN

Nghỉ Tết Nguyên đán 2024 sớm hơn để lao động xa quê đi lại thuận tiện

Bạn đọc Nguyễn Đước |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến bộ ngành về hai phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đều kéo dài 7 ngày, chỉ khác thời điểm nghỉ từ 29 hoặc 30 tháng Chạp.

Nỗi lo gánh nặng kinh tế "níu chân" người lao động xa quê về thăm nhà

HOÀI LUÂN - PHÚC ĐẠT |

Tại Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội), nỗi lo gánh nặng kinh tế luôn bám víu những công nhân lao động "tha phương cầu thực" một cách dai dẳng, thiếu thốn tiền bạc khiến họ luôn phải đắn đo, e dè mỗi khi muốn về thăm quê sau những tháng ngày dài lao động vất vả.

Kinh tế khó khăn, công nhân không về quê nghỉ Tết Dương 2023

LƯƠNG HẠNH - ANH THƯ |

Nhà xa, trong tài khoản không có nổi 1 triệu đồng, công nhân lựa chọn ở lại phòng trọ thay vì về quê sum họp cùng gia đình dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023.

Xe tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe tải đang lưu thông thì bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Thể Công Tân Cảng bảo vệ thành công chức vô địch giải bóng chuyền U23 Quốc gia 2024

Nhóm PV |

U23 Thể Công Tân Cảng thắng U23 Ninh Bình 3-1 tại chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia vào tối 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Nghỉ Tết Nguyên đán 2024 sớm hơn để lao động xa quê đi lại thuận tiện

Bạn đọc Nguyễn Đước |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến bộ ngành về hai phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đều kéo dài 7 ngày, chỉ khác thời điểm nghỉ từ 29 hoặc 30 tháng Chạp.

Nỗi lo gánh nặng kinh tế "níu chân" người lao động xa quê về thăm nhà

HOÀI LUÂN - PHÚC ĐẠT |

Tại Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội), nỗi lo gánh nặng kinh tế luôn bám víu những công nhân lao động "tha phương cầu thực" một cách dai dẳng, thiếu thốn tiền bạc khiến họ luôn phải đắn đo, e dè mỗi khi muốn về thăm quê sau những tháng ngày dài lao động vất vả.

Kinh tế khó khăn, công nhân không về quê nghỉ Tết Dương 2023

LƯƠNG HẠNH - ANH THƯ |

Nhà xa, trong tài khoản không có nổi 1 triệu đồng, công nhân lựa chọn ở lại phòng trọ thay vì về quê sum họp cùng gia đình dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023.