Từ năm 2021, thời gian tối đa của mỗi ca làm việc là bao lâu?

Minh Hương |

Từ năm 2021 tới đây, khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, ca làm việc và thời gian nghỉ giữa ca được quy định như thế nào?.

Khoản 1 Điều 63 Nghị định 145/2020 đã giải thích về khái niệm “ca làm việc".

Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

Cùng với đó, Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng nêu rõ về thời gian làm việc của người lao động như sau:

Làm việc bình thường theo ngày, thời gian tối đa là 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần.

Làm việc bình thường theo tuần thì thời gian 10 giờ/ngày, 48 giờ/tuần.

Như vậy, ca làm việc bình thường đối với người làm việc theo ngày là không quá 8 giờ/ngày. Trường hợp làm việc theo tuần thì ca làm việc bình thường tối đa là 10 giờ/ngày.

Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu người lao động đồng ý làm thêm giờ khi có yêu cầu thì thời gian của ca làm việc đó có thể kéo dài. Điều 60 Nghị định 145/2020 đã hướng dẫn cụ thể về giới hạn làm thêm giờ như sau:

1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường;

2. Trường hợp làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày, khi làm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Như vậy, trong trường hợp làm thêm giờ thì người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu người lao động làm việc tối đa 12 giờ/ngày (đã bao gồm cả thời gian làm việc bình thường và làm thêm giờ).

Tuy nhiên cũng cần đảm bảo thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ/tháng và 200 giờ/năm, trừ trường hợp làm công việc sản xuất da, giày, điện, cấp thoát nước,…

Cách tính thời gian nghỉ giữa ca từ năm 2021

So với quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn, quy định về thời gian nghỉ giữa giờ theo quy định mới đã có sự thay đổi. Theo đó, thời gian nghỉ giữa ca được xác định tại Điều 109 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 64 Nghị định 145 như sau:

Như vậy, quy định mới đã xác định cụ thể thời gian nghỉ giữa giờ đối với mọi ca làm việc, trong khi Bộ luật Lao động năm 2012 chỉ ghi nhận thời gian nghỉ giữa giờ đối với trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục 8 giờ hoặc 6 giờ.

Bên cạnh đó, điều kiện để được được tính thời gian nghỉ giữa ca vào giờ làm việc theo quy định mới cũng dễ dàng hơn.

Ngoài ra, Nghị định 145/2020 cũng khuyến khích các bên thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc dù không làm việc theo ca liên tục.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Người lao động nghỉ lễ, Tết được hưởng lương theo hợp đồng lao động

Minh Phương |

Từ 1.2.2021, khi Nghị định 145/2020 chính thức có hiệu lực, nhiều quy định về tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác của người lao động cũng thay đổi.

Khái niệm "người lao động, hợp đồng lao động" thay đổi từ năm 2021

Minh Phương |

Khái niệm “người lao động”, “hợp đồng lao động” đã có sự thay đổi theo quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ 1.1.2021.

Chi tiết cách tính lương tăng ca của người lao động từ năm 2021

Minh Phương |

Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Trong đó, hướng dẫn chi tiết cách tính lương tăng ca của người lao động.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Người lao động nghỉ lễ, Tết được hưởng lương theo hợp đồng lao động

Minh Phương |

Từ 1.2.2021, khi Nghị định 145/2020 chính thức có hiệu lực, nhiều quy định về tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác của người lao động cũng thay đổi.

Khái niệm "người lao động, hợp đồng lao động" thay đổi từ năm 2021

Minh Phương |

Khái niệm “người lao động”, “hợp đồng lao động” đã có sự thay đổi theo quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ 1.1.2021.

Chi tiết cách tính lương tăng ca của người lao động từ năm 2021

Minh Phương |

Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Trong đó, hướng dẫn chi tiết cách tính lương tăng ca của người lao động.