Vì sao nhiều doanh nghiệp chưa tăng lương cho người lao động?

Bảo Hân |

Từ 1.7.2022, lương tối thiểu vùng tăng theo quy định tại Nghị định 38. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tăng lương hoặc chưa công bố mức tăng lương cho người lao động.

Ngày 5.7, chị Nguyễn Thị T. – công nhân một công ty tại Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) cho biết, đến thời điểm này, chị chưa thấy thông báo tăng lương của công ty.

“Đầu năm, công ty đã tăng lương 150.000 đồng/tháng cho mỗi công nhân. Sau lần tăng gần nhất này, hiện tại, lương cơ bản của tôi là 4.620.000 đồng/tháng. Tôi được nhận mức lương này do đã làm tại công ty 5 năm; còn những công nhân mới vào được hưởng lương cơ bản ở mức 4.080.000 đồng” – chị T. nói.

Cộng với các khoản phụ cấp (700.000 đồng/tháng), tổng thu nhập của chị T. “kịch kim” là 8 triệu đồng/tháng (nếu có tăng ca); nếu không tăng ca thì chỉ dừng ở mức 5,6 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này rất khó để đủ trang trải cho cuộc sống gia đình, nhất là khi chồng chị bị bệnh, phải thường xuyên điều trị tại bệnh viện.

Trao đổi với phóng viên, chủ tịch công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp chị T. đang làm việc cho biết, công ty đã có phương án tăng lương cho công nhân từ 1.7. Theo đó, mức đề xuất là tăng từ 180.000 đồng-240.000 đồng/người/tháng cho công nhân.

“Nhưng mức đề xuất này phải được công ty mẹ bên Hàn Quốc phê duyệt. Hiện công ty đang gửi văn bản sang xin ý kiến. Nếu công ty mẹ đồng ý thì công ty mới tiến hành tăng lương cho công nhân. Tuy nhiên, hiện giờ công ty vẫn đang chờ câu trả lời” – chủ tịch công đoàn cơ sở này cho biết.

Theo nữ chủ tịch công đoàn cơ sở, hiện nay, đầu năm, công ty đã tăng 150.000 đồng/tháng đối với lương cơ bản của mỗi công nhân.

Mức lương cơ bản thấp nhất của công ty trả cho công nhân là 4,2 triệu đồng/người/tháng. Mức lương này cao hơn không đáng kể so với mức lương tối thiểu vùng (vùng 2) áp dụng từ ngày 1.7.2022 tại địa bàn nơi công ty đứng chân (4.160.000 đồng/người/tháng).

Còn tại Bắc Giang, một chủ tịch công đoàn cơ sở một doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Quang Châu cho biết, công ty đã có quyết định tăng lương cho công nhân, nhưng chưa công bố.

“Nguyên nhân là do doanh nghiệp còn xem các công ty khác trong khu công nghiệp có tăng hay không, tăng ở mức nào. Khoảng tầm giữa tháng 7 thì công ty mới công bố thông tin tăng lương” – chủ tịch công đoàn cơ sở này nói và cho biết thêm, hiện công ty đã trả lương cơ bản cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng mới áp dụng từ 1.7.

Ông Ngô Đức Thắng – Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh – cho biết, hiện Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh vẫn đang chỉ đạo các công đoàn cơ sở nắm bắt tình hình điều chỉnh lương của doanh nghiệp đối với người lao động theo Nghị định 38.

Theo ông Thắng, một số doanh nghiệp đã tăng lương cho người lao động từ đầu năm 2022 và sẽ không điều chỉnh lương từ 1.7.2022 do đã trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng theo quy định của Nghị định 38.

Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cho biết, trong các khu công nghiệp tỉnh, lương cơ bản mà doanh nghiệp trả cho công nhân thấp nhất là 3,9 triệu đồng/người/tháng; cao nhất là 4,9 triệu đồng/tháng.

Theo Nghị định 38, mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1.7.2022 đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh là 3.640.000 đồng/người/tháng (vùng III).

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 38 (quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động) quy định:

Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Công chức, viên chức bị chậm tăng lương trong trường hợp nào?

LƯƠNG HẠNH |

Việc chậm tăng lương của công chức, viên chức được quy định cụ thể tại Thông tư 08/2013/TT-BNV được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV.

Tăng lương nhưng không được cắt giảm các quyền lợi khác

Bảo Hân |

Nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh lương cho công nhân theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu. Có ý kiến lo ngại khi tăng lương cơ bản cho công nhân, có thể có những doanh nghiệp cắt giảm một số quyền lợi khác của người lao động.

Sau hạn tăng lương tối thiểu vùng - nơi điều chỉnh, chỗ giữ nguyên

Nguyễn Tùng |

Lương tối thiểu vùng đã chính thức được điều chỉnh tăng lên 6% từ ngày 1.7, việc này đã đáp ứng mong mỏi của người lao động (NLĐ) đặc biệt trong thời điểm giá cả leo thang như hiện nay. Tuy nhiên, có nơi đã kịp thời điều chỉnh, nhưng cũng có những chỗ vẫn giữ nguyên lương tối thiểu của NLĐ...

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.