Chuyển đổi số, cánh cửa tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh

PHẠM ĐÔNG |

Công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra trên thế giới với tốc độ cao, mở cánh cửa để các nước tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chuyển đổi số tạo ra những sự thay đổi chưa từng có trong mọi lĩnh vực của sống kinh tế xã hội đất nước.

Chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu phát triển

Ở nước ta, Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số đã được thành lập trên cơ sở kiện toàn Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, đưa Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới có Thủ tướng là Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số.

Việc Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số thể hiện ý chí, quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thúc đẩy chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia (Chương trình) xác định tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.

Chương trình gồm 3 trụ cột chính: Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Chương trình là nền tảng và cơ sở để thực hiện chuyển đổi số trong tất cả các ngành, lĩnh vực.

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Lê Doãn Hợp – nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, chuyển đổi số là một nội dung quan trọng trong tiến trình công nghiệp lần thứ tư. Trong chuyển đổi số cần theo dõi thế giới để so sánh với Việt Nam. “Cần tự dũng cảm so sánh mình với thế giới, nếu tự khoe, tự khen thì không thể phát triển được”, ông Hợp nói.

Để thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ, thứ nhất là không dùng giấy, ông Lê Doãn Hợp cho rằng, cần ứng dụng việc làm này vào trong bộ máy hành chính Nhà nước. Bởi nếu không dùng giấy, mỗi năm Việt Nam tiết kiệm được hàng nghìn tỉ đồng để đầu tư cho phát triển.

Mặt khác, việc này chính là tiết kiệm bằng ứng dụng công nghệ thông tin. Thứ hai là không dùng tiền mặt. Theo ông Lê Doãn Hợp, nếu không dùng tiền mặt thì vừa tiết kiệm, vừa chống tiêu cực, lãng phí.

Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp. Ảnh: Trần Quốc
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp. Ảnh: Trần Quốc

3 trọng tâm, trọng điểm trên đường đến quốc gia số

Đối với Việt Nam, ông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh, chuyển đổi số nếu không làm được cùng một lúc thì phải làm từng bước một. Theo ông, chuyển đổi số chỉ làm ba việc cốt lõi, hướng vào trọng tâm, trọng điểm đó là thực hiện: Chính phủ số, doanh nghiệp số và công dân số.

Thứ nhất, Chính phủ số. Ông Lê Doãn Hợp cho rằng: Chính phủ số là làm việc rất gần nhau nhưng không gặp nhau. Chính phủ số là làm việc ở bất kỳ đâu trên thế giới này nhưng như đang ngồi bên cạnh nhau, truyền thông tin cho nhau, xử lý việc gì, nhất trí việc gì và không nhất trí việc gì.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho rằng, Chính phủ số phải có 3 phần mềm là: Chính phủ với chính quyền các cấp, Chính phủ với doanh nghiệp và Chính phủ với công dân.

Tiếp đó, Chính phủ xử lý công việc không cần giấy tờ, tất cả phải được xử lý trên mạng chung, đảm bảo kết nối, bỏ sử dụng giấy. Cuối cùng là xử lý công việc, giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính không dùng tiền mặt. Ông Lê Doãn Hợp cho rằng, việc này cần được đặt lộ trình cụ thể, thực hiện quyết liệt, dứt khoát.

Thứ hai, là doanh nghiệp số. Theo ông Lê Doãn Hợp, Doanh nghiệp số có vai trò đặc biệt quan trọng của nền kinh tế. Doanh nghiệp kết nối, doanh nghiệp hợp tác, doanh nghiệp liên doanh liên kết giữa trung ương với địa phương… và tất cả phải được số hóa.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nêu 3 việc cần làm trong thực hiện doanh nghiệp số là: Xử lý công việc không cần gặp nhau. Xử lý công việc không cần giấy tờ. Không dùng tiền mặt. “Doanh nghiệp chuyển tiền đi đâu, làm gì sẽ kiểm soát được, tạo ra sự minh bạch”, ông Hợp nêu rõ.

Thứ ba, là Công dân số. Ông Lê Doãn Hợp cho biết, thực hiện điều này rất đơn giản là phấn đấu mỗi công dân một điện thoại thông minh để kết nối internet, có phần mềm để công dân họ đề nghị giải quyết công việc, tương tác với cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết công việc.

Nhiều cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số. Ảnh: Hải Nguyễn
Nhiều cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số. Ảnh: Hải Nguyễn

Đặc biệt, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, để nền tảng của ba việc cốt lõi trên thành công thì cần quan tâm đến ba vấn đề.

Một là, về tổ chức. “Để làm nhanh, theo tôi mỗi tỉnh chọn một kĩ sư công nghệ thông tin giỏi nhất, hàm Phó giám đốc sở trở lên. Mỗi bộ chọn một kỹ sư công nghệ thông tin giỏi nhất hàm Vụ phó trở lên để thành lập Hội đồng chuyển đổi số Quốc gia do Thủ tướng đứng đầu. Bởi khi làm chuyển đổi số phải làm đồng bộ, đồng loạt. Mỗi năm chỉ cần họp hai lần đánh giá kết quả, định hướng hành động và cả nước làm thống nhất”, ông Hợp nêu.

Hai là, phải chỉ đạo quyết liệt, khen chê thưởng phạt nghiêm minh, kích động mọi người phải làm. Ông Hợp cho rằng, đã phân loại doanh nghiệp, phân loại xã, huyện, tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyển đổi số thì phải làm việc này. “Người Việt Nam cứ phải có sự ganh đua thì mới tiến lên được. Cấp xã, doanh nghiệp phải làm quyết liệt cái này”, ông Hợp nhấn mạnh.

Ba là, về đào tạo. Ông Lê Doãn Hợp đánh giá cao Bộ Thông tin và Truyền thông đã bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho hàng chục nghìn cán bộ, công chức, viên chức.

Tuy nhiên, ông Hợp cho rằng, việc đào tạo phải hướng đến chuyên sâu cho Chính phủ số, doanh nghiệp số và công dân số. Việt Nam nên tận dụng thời cơ hiện nay để tiến hành chuyển đổi số một cách nhanh chóng kịp thời bởi thế hệ trẻ Việt Nam rất đam mê công nghệ.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Thiếu tiền, một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thể chuyển đổi số

Đức Mạnh |

Theo nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gần 1/2 số doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoảng 1/3 số doanh nghiệp lớn ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi của Châu Á cho biết khó khăn về nguồn vốn là một rào cản chính trong chuyển đổi số.

Chuyển đổi số thúc đẩy cải cách hành chính ở Bắc Ninh và Bắc Giang

Vân Trường |

Chuyển đổi số đang giúp thay đổi về cách xử lý các thủ tục hành chính tại Bắc Ninh, Bắc Giang, người dân là chủ thể được hưởng lợi.

Thúc đẩy 35.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng chuyển đổi số

Văn Trực |

Đà Nẵng - Chiều ngày 21.12, tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thành phố tổ chức Hội nghị “Chuyển đổi số và các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong Quản trị doanh nghiệp và Nhà máy sản xuất”.

Man City giữ ngôi đầu Premier League sau hòa kịch tính với Arsenal

Nhóm PV |

Man City thoát thua ngay trên sân nhà trước Arsenal nhờ bàn thắng ở phút 90+8 ở vòng 5 Premier League vào rạng sáng 23.9.

Bàn giao túi vàng bỏ quên trong thùng từ thiện gửi vùng lũ

Đinh Đại |

Lào Cai - Tối 22.9, thông tin từ Công an huyện Bảo Thắng, Công an xã Xuân Quang đã tổ chức bàn giao túi đồ trang sức bằng vàng bỏ quên trong thùng đồ từ thiện.

Thanh Hóa di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh ra khỏi điểm sạt lở

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mưa lớn khiến sạt lở đất vào khu ký túc xá học sinh, ngay sau đó lực lượng chức năng đã di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh đến nơi an toàn.

Thể Công Viettel thắng ngược Hà Nội FC tại sân Mỹ Đình

NHÓM PV |

Tối 22.9, Thể Công Viettel đã đánh bại Hà Nội FC với tỉ số 2-1 tại vòng 2 LPBank V.League 2024-2025.

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Thiếu tiền, một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thể chuyển đổi số

Đức Mạnh |

Theo nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gần 1/2 số doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoảng 1/3 số doanh nghiệp lớn ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi của Châu Á cho biết khó khăn về nguồn vốn là một rào cản chính trong chuyển đổi số.

Chuyển đổi số thúc đẩy cải cách hành chính ở Bắc Ninh và Bắc Giang

Vân Trường |

Chuyển đổi số đang giúp thay đổi về cách xử lý các thủ tục hành chính tại Bắc Ninh, Bắc Giang, người dân là chủ thể được hưởng lợi.

Thúc đẩy 35.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng chuyển đổi số

Văn Trực |

Đà Nẵng - Chiều ngày 21.12, tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thành phố tổ chức Hội nghị “Chuyển đổi số và các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong Quản trị doanh nghiệp và Nhà máy sản xuất”.