Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể và động lực của chuyển đổi số, Ninh Bình đang hướng tới mục tiêu "vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân".

Lấy người dân làm trung tâm

Ngày 20.4.2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 01 về xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, tỉnh Ninh Bình xác định: Việc thực hiện chuyển đổi số được tập trung đẩy mạnh trên cả 3 trụ cột gồm: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Cả 3 trụ cột này đều hướng tới người dân, trong đó xây dựng chính quyền số là để phục vụ người dân tốt hơn, kinh tế số là để người dân giàu hơn và xã hội số là để người dân hạnh phúc hơn.

Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình kiểm tra công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã Yên Hòa. Ảnh: Nguyễn Trường
Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình kiểm tra công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, Ninh Bình. Ảnh: Nguyễn Trường

Với quan điểm "lấy người dân làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số", tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi số trong các hoạt động, đời sống thường ngày, đem đến tiện ích thiết thực để người dân thấy cần phải làm, muốn làm và có thể làm được.

Ông Nguyễn Cao Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết: Để tăng cường khả năng tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền, tỉnh Ninh Bình đã tập trung phát triển, cung cấp các ứng dụng, dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp.

Đến nay, 100% các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã ứng dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành vào công tác chỉ đạo, điều hành và gửi, nhận văn bản điện tử liên thông giữa các cơ quan trong tỉnh, liên thông với các bộ, ngành Trung ương qua trục liên thông văn bản quốc gia. Việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí.  

"Với quan điểm lấy người dân làm trung tâm và chuyển đổi số nhằm đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh Ninh Bình đã tích cực hỗ trợ người dân tiếp cận thương mại điện tử thông qua việc đưa một số sản phẩm lên sàn giao dịch điện tử" - ông Sơn chia sẻ. 

Người dân trải nghiệm những tiện ích từ chuyển đổi số

Nhờ bắt nhịp xu hướng, người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số và trải nghiệm những tiện ích mà chuyển đổi số mang lại.

Ông Đoàn Trung Nam - Chủ tịch UBND xã Yên Hòa (huyện Yên Mô, Ninh Bình) cho biết: Việc triển khai “Xây dựng xã thông minh” trên địa bàn xã Yên Hòa được thực hiện theo mô hình thí điểm do Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) nghiên cứu hướng dẫn và được triển khai từ năm 2020.

Sau gần 2 năm triển khai, thực hiện Chương trình “Xây dựng xã thông minh”, xã Yên Hòa đã đạt được những kết quả quan trọng. Trong đó, nổi bật là tạo ra sự thay đổi rõ nét về nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã về chuyển đổi số.

UBND xã đã phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ xây dựng, tạo thêm nhiều hệ thống giao tiếp giữa chính quyền và người dân như: Hệ thống tin nhắn SMS do Viettel cung cấp, hệ thống thông báo qua nền tảng app “Công dân số”... đã giúp người dân tiếp nhận các thông tin đồng thời có thể gửi phản ánh, kiến nghị đến trang thông tin của cơ quan, đơn vị trên Zalo page với đa dạng thông tin tuyên truyền cũng như nắm bắt kịp thời các nội dung, tinh thần chỉ đạo của xã.

Hướng dẫn người dân cài đặt các app để đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Ảnh: Nguyễn Trường
Hướng dẫn người dân cài đặt các app để đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Ảnh: Nguyễn Trường

"Chuyển đổi số đã giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, mang đến cơ hội bình đẳng cho người dân về tiếp cận thông tin dịch vụ. Có thể nói, chuyển đổi số đã và đang mang lại những tiến bộ lớn về chất lượng cuộc sống cho người dân" - ông Nam chia sẻ.

Một trong những tiện ích từ chuyển đổi số mà nhiều người dân có thể cảm nhận một cách rõ ràng nhất, đó chính là những tác động đến từ "kinh tế số". Trong đó, hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử đã giúp người dân, các cơ sở sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.

"Nhờ có sự hỗ trợ giao dịch đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử mà các sản phẩm của người dân chúng tôi được tiêu thụ khắp thị trường trong toàn quốc. Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử cũng giúp người dân chúng tôi thay đổi cách thức quản lý và phương thức bán hàng. Nhờ đó, sản phẩm tiêu thụ khá ổn định, góp phần tăng doanh thu và xây dựng thương hiệu sản phẩm của người dân" - chị Trịnh Thị Hòa, thành viên Hợp tác xã Sản xuất và Tiêu thụ dược liệu Yên Sơn (thành phố Tam Điệp, Ninh Bình) chia sẻ.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Chuyển đổi số trong hoạt động tố tụng ngành toà án

Việt Dũng |

Xét xử trực tuyến, phần mềm trợ lý ảo thẩm phán, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến... là các chương trình được ngành toà án triển khai trong chuyển đổi số.

Phú Yên: Cần đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển kinh tế địa phương

Hoài Luân |

Tính đến nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh Phú Yên đang ở mức thấp so với cả nước. Trước tình hình trên, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên đã đề nghị toàn thể hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh cùng chung tay đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Ninh Bình: Đơn vị đầu tiên xây dựng mô hình "Chính quyền số cấp huyện"

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là đơn vị đầu tiên của tỉnh Ninh Bình được chọn triển khai thí điểm mô hình "Chính quyền số cấp huyện" từ giữa năm 2021, đến nay, sau hơn 1 năm triển khai, thành phố Tam Điệp đã thực hiện được 6/14 mục tiêu trong mô hình. Đây là tiền đề quan trọng để thành phố nỗ lực tiếp tục hoàn thành mô hình "Chính quyền số cấp huyện" và phấn đấu đến năm 2023 trở thành thành phố thông minh, hiện đại.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Chuyển đổi số trong hoạt động tố tụng ngành toà án

Việt Dũng |

Xét xử trực tuyến, phần mềm trợ lý ảo thẩm phán, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến... là các chương trình được ngành toà án triển khai trong chuyển đổi số.

Phú Yên: Cần đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển kinh tế địa phương

Hoài Luân |

Tính đến nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh Phú Yên đang ở mức thấp so với cả nước. Trước tình hình trên, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên đã đề nghị toàn thể hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh cùng chung tay đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Ninh Bình: Đơn vị đầu tiên xây dựng mô hình "Chính quyền số cấp huyện"

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là đơn vị đầu tiên của tỉnh Ninh Bình được chọn triển khai thí điểm mô hình "Chính quyền số cấp huyện" từ giữa năm 2021, đến nay, sau hơn 1 năm triển khai, thành phố Tam Điệp đã thực hiện được 6/14 mục tiêu trong mô hình. Đây là tiền đề quan trọng để thành phố nỗ lực tiếp tục hoàn thành mô hình "Chính quyền số cấp huyện" và phấn đấu đến năm 2023 trở thành thành phố thông minh, hiện đại.