Nhân tài về nước tạo sức mạnh cho khởi nghiệp công nghệ Việt Nam

Song Minh |

Rất nhiều nhân tài công nghệ sau khi đi du học đang quay trở lại Việt Nam, không chỉ giúp thúc đẩy chuỗi cung ứng điện tử mà còn thúc đẩy nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng.

Tờ Asia Nikkei cho hay, Việt Nam từ lâu có sinh viên đi du học ở nước ngoài nhiều hơn so với các nước láng giềng. Những sinh viên du học khắp thế giới này đã tích lũy được những kỹ năng và xây dựng mạng lưới được chứng minh là có giá trị khi trở về nước.

Hơn hai thập kỷ các chương trình du học đang mang lại kết quả. Những thế hệ sinh viên du học đầu tiên đã có thời gian tốt nghiệp và đi làm - thường là ở nước ngoài - và giờ đây họ mang kinh nghiệm đó về Việt Nam khi đã trưởng thành trong sự nghiệp. Trong khi đó, Việt Nam ngày càng trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn. Chẳng hạn, tỉ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 42% vào năm 2020, tăng từ mức 13% vào năm 2010.

Theo dữ liệu của UNESCO, Việt Nam dẫn đầu các quốc gia Đông Nam Á về số lượng du học sinh, tiếp theo là Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines đứng thứ 5.

Tại Mỹ, Việt Nam nằm trong Top 10 nguồn sinh viên quốc tế hàng đầu trong hơn một thập kỷ.

Theo báo cáo hàng năm Open Doors Report 2023 của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), số sinh viên Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng Mỹ tăng 5,7% lên 21.900 sinh viên trong năm học 2022-2023. Việt Nam tiếp tục đứng thứ 5 trong nhóm các quốc gia có số lượng sinh viên du học nhiều nhất ở Mỹ. Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM), cũng như kinh doanh/quản trị vẫn là các khối ngành du học sinh Việt Nam tại Mỹ theo học nhiều nhất, lần lượt là 47,6% và 24,7%.

Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) - tổ chức do Quốc hội Mỹ thành lập theo Đạo luật Quỹ Giáo dục Việt Nam - đã trao hàng trăm suất học bổng đào tạo sau đại học, nghiên cứu và giảng dạy cho các sinh viên, học giả Việt Nam. Một nhà đầu tư và cựu sinh viên Stanford cho biết, quỹ này là một ví dụ điển hình về các khoản đầu tư hiện đang mang lại kết quả khi các cựu du học sinh đã trưởng thành và quay về tự lập trong nền kinh tế Việt Nam.

Các học giả của VEF tiếp tục thành lập các công ty khởi nghiệp như nhà cung cấp máy học Palexy và ứng dụng Zalo - ứng dụng phổ biến ở Việt Nam hơn Facebook. Nhiều du học sinh Việt Nam ở Harvard hay Cambridge đã quay về nước và thành lập các công ty công nghệ, bao gồm TapTap, Uber Việt Nam và Công ty khởi nghiệp hậu cần Abivin.

Cựu Giám đốc điều hành VEF Sandy Dang nói với Nikkei Asia: “Hồi năm 2000, các trường đại học Mỹ không hề biết đến tầm cỡ của sinh viên Việt Nam”.

VEF tập trung vào khoa học và công nghệ đã thu hút lượng lớn sinh viên Việt Nam đến các trường học ở Mỹ. Không ít trong số này đạt thành tích cao và ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp chọn quay về định cư ở Việt Nam.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng toàn cầu, sức hấp dẫn đối với các tập đoàn lớn như LG và Alibaba đã tăng lên. Dữ liệu nghiên cứu mới đây của Google về 6 quốc gia lớn ở Đông Nam Á và cho biết, Việt Nam được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực, cả về quy mô kinh tế số vào năm 2025, cũng như trong khuôn khổ các thỏa thuận đầu tư giai đoạn từ năm 2025-2030.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra với lực lượng lao động và nền kinh tế, chẳng hạn ở một số khía cạnh, hiệu suất chưa theo kịp tiềm năng.

Các nhà cung cấp của Apple cho hay, họ không thể tìm đủ kỹ sư. Việt Nam vẫn chưa tạo ra được một công ty khởi nghiệp nào vươn tầm thế giới như Gojek của Indonesia hay Shopee của Singapore. Bên cạnh đó là sự chênh lệch giữa bằng cấp quốc tế và bằng cấp trong nước...

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Thu hút nhân tài cống hiến cho TP.Buôn Ma Thuột là việc khá khó khăn

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Dù cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt, chấp nhận cho UBND TP.Buôn Ma Thuột triển khai cơ chế đặc thù riêng để thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học nhằm cống hiến cho địa phương, nhưng thực tế để chính sách đi vào thực tiễn cuộc sống không phải chuyện dễ.

Những sáng kiến vô giá của người công nhân tài hoa

LÊ QUÝ HOÀNG (CĐCS Công ty TNHH MSV) |

HUẾ - Nhắc tới Công ty TNHH MSV đóng tại Khu công nghiệp Phú Bài (thị Xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) mọi người đều biết về công nhân Dương Duy Thế Tài - Trưởng Bộ phận Bảo trì - Chế tạo. Với lòng say mê, miệt mài lao động, không ngừng nổ lực, tìm tòi sáng tạo và tinh thần cống hiến vô tận, anh Tài đã có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong suốt quá trình làm việc từ khi nhà máy đi vào hoạt động cho đến nay.

Có chính sách ưu tiên về tuyển dụng, tiền lương để thu hút đãi ngộ nhân tài

Vương Trần |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, việc có cơ chế, chính sách ưu tiên, đột phá trong thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, nhất là chính sách tuyển dụng, tiền lương, tạo môi trường làm việc, tập trung vào các nhà khoa học giỏi, có trình độ chuyên môn cao.

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".

Thu hút nhân tài cống hiến cho TP.Buôn Ma Thuột là việc khá khó khăn

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Dù cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt, chấp nhận cho UBND TP.Buôn Ma Thuột triển khai cơ chế đặc thù riêng để thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học nhằm cống hiến cho địa phương, nhưng thực tế để chính sách đi vào thực tiễn cuộc sống không phải chuyện dễ.

Những sáng kiến vô giá của người công nhân tài hoa

LÊ QUÝ HOÀNG (CĐCS Công ty TNHH MSV) |

HUẾ - Nhắc tới Công ty TNHH MSV đóng tại Khu công nghiệp Phú Bài (thị Xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) mọi người đều biết về công nhân Dương Duy Thế Tài - Trưởng Bộ phận Bảo trì - Chế tạo. Với lòng say mê, miệt mài lao động, không ngừng nổ lực, tìm tòi sáng tạo và tinh thần cống hiến vô tận, anh Tài đã có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong suốt quá trình làm việc từ khi nhà máy đi vào hoạt động cho đến nay.

Có chính sách ưu tiên về tuyển dụng, tiền lương để thu hút đãi ngộ nhân tài

Vương Trần |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, việc có cơ chế, chính sách ưu tiên, đột phá trong thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, nhất là chính sách tuyển dụng, tiền lương, tạo môi trường làm việc, tập trung vào các nhà khoa học giỏi, có trình độ chuyên môn cao.