Sử dụng robot làm việc trở thành xu hướng trong ngành công nghiệp Hàn Quốc

Hoàng Tình |

Trong bối cảnh nguồn cung lao động đang ngày càng trở nên đắt đỏ tại Hàn Quốc, nhiều công ty đã có xu hướng đưa robot vào làm việc.

Các ngành công nghiệp hậu cần và nhà hàng của Hàn Quốc đang trở thành những người tiên phong trong việc sử dụng robot, nhất là khi tình trạng thiếu lao động và mức lương tối thiểu tăng cao.

Xu hướng đưa robot tham gia vào thị trường lao động

Các công ty hậu cần lớn của Hàn Quốc đã đưa những robot vận tải vào để lo việc xử lý hàng hóa. Một nhà cung cấp dịch vụ giao đồ ăn lớn và một chuỗi cửa hàng tiện lợi tại xứ sở kim chi cũng đã bắt đầu thử nghiệm sử dụng robot hoàn toàn tự động để giao sản phẩm của hãng đến tận nhà cho khách hàng.

Trong một khu phức hợp hậu cần ở thành phố Gunpo, gần thủ đô Seoul, một trong nhiều nhà kho khổng lồ của ông lớn trong ngành hậu cần Hàn Quốc CJ Logistics đã dùng robot để hỗ trợ các dịch vụ đóng gói và vận chuyển các mặt hàng cho các nhà bán lẻ trực tuyến.

Du khách đến thăm nhà kho sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấy các kệ nhà kho, mỗi kệ cao gần ba mét được di chuyển tự do dưới sự giúp đỡ của 101 robot thực hiện các công việc nâng và di chuyển hàng hóa lên các kệ.

Trong việc đóng gói và vận chuyển thông thường, công nhân sẽ đi đến các kệ, lấy các sản phẩm đã đặt hàng và đặt chúng lên xe. Tuy nhiên, CJ đã thay đổi quy trình để các kệ có thể di chuyển và mang hàng đến tận tay công nhân. Khi một công nhân nhập đơn đặt hàng vào hệ thống máy tính, một kệ tự động sẽ di chuyển vào khu vực đóng gói. Sau đó, công nhân sẽ chọn và đóng gói món hàng để vận chuyển.

Trên thực tế, hệ thống mới mặc dù thoạt nhìn có vẻ không hiệu quả nhưng lại là kết quả quá trình tính toán kỹ lưỡng của phòng thí nghiệm hậu cần của CJ. Theo đại diện của CJ, cách làm việc này giúp giảm thời gian chờ đợi của công nhân, từ đó tăng tốc độ đóng gói lên 23,8 hộp mỗi giờ, so với con số 15,4 hộp trước đây.

Trong thập kỷ qua, mức lương tối thiểu ở Hàn Quốc đã tăng gấp đôi và được dự báo sẽ tăng lên 9.620 won (khoảng 170.000 VND) mỗi giờ vào năm 2023. Trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt lao động, robot đang dần trở thành cứu cánh của nhiều ngành công nghiệp khác nhau, dẫn đến giá cả của chúng cũng trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết.

Sau khi được gửi đến nhà hàng, một nhân viên sẽ xếp đồ ăn lên Dilly Drive. Ảnh chụp màn hình
Sau khi được gửi đến nhà hàng, một nhân viên sẽ xếp đồ ăn lên Dilly Drive. Ảnh chụp màn hình

Cách đây khoảng ba năm, robot đã nhận được nhiều sự chú ý, đặc biệt trong ngành công nghiệp nhà hàng tại Hàn Quốc. Robot phục vụ bàn sẽ có nhiệm vụ mang các khay thức ăn đến tận tay khách hàng, trong khi đầu bếp robot sẽ lo phần thực đơn với khả năng chiên 50 con gà mỗi giờ hoặc nấu bánh gạo cay “tokbokki” cho năm người chỉ trong 10 phút.

Gần đây, robot pha cà phê cũng đã được ra mắt tại một ga tàu lớn ở Seoul. Các nhân viên pha chế robot thường được nhìn thấy làm việc tại các quán cà phê nhỏ hay phục vụ cà phê cho mọi người tại các ga tàu điện ngầm.

Hàn Quốc chú trọng các chính sách cho robot

Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ phải chứng kiến một đợt sụt giảm dân số nhanh chóng trong tương lai gần khi tỷ lệ sinh của quốc gia này đang rơi vào tình trạng đáng báo động. Cũng chính vì lí do này, việc sử dụng robot để giảm bớt tình trạng thiếu lao động được chấp nhận nhiều hơn so với các nước khác.

Theo đó, chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ làm rõ định nghĩa pháp lý của robot giao hàng và thiết lập các quy định an toàn và các tiêu chuẩn quản lý khác vào cuối năm nay.

Theo luật giao thông hiện hành tại Hàn Quốc, robot giao hàng được định nghĩa là phương tiện không người điều khiển và do đó bị cấm trên vỉa hè và đường băng qua đường. Một bản sửa đổi pháp lý dự kiến ​​sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vào năm 2023, mở đường cho việc sử dụng thương mại robot.

Hoàng Tình
TIN LIÊN QUAN

Google sản xuất robot với trí tuệ nhân tạo có thể điều khiển bằng giọng nói

Yến Hồng |

Google đang trong quá trình sản xuất và thử nghiệm mô hình robot với trí tuệ nhân tạo có thể điều khiển bằng giọng nói để giúp nhân viên lấy đồ ăn một cách dễ dàng.

Gã khổng lồ Amazon mua lại nhà sản xuất robot hút bụi hàng đầu thế giới

Hoàng Tình |

Amazon đẩy mạnh hoạt động mảng kinh doanh thiết bị gia đình thông minh khi mua lại iRobot, công ty chuyên sản xuất robot hút bụi hàng đầu thế giới.

Robot thợ lặn giúp khám phá xác tàu đắm dưới đáy đại dương

Diễm Quỳnh |

Robot thợ lặn hình người OceanOneK cho phép người điều khiển nó cảm thấy như họ là những nhà thám hiểm dưới nước thực thụ.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...

Gia cố nhiều điểm xung yếu dọc sông Lô

Việt Bắc |

Trong khi vị trí vỡ đê tại Tuyên Quang đang chờ được khắc phục, nhiều vị trí xung yếu khác dọc sông Lô đoạn qua Phú Thọ cũng khẩn trương được gia cố.

181 người chết, 145 người mất tích do ảnh hưởng bão số 3

Khương Duy |

Đến 22h ngày 11.9, có 181 người chết, 145 người mất tích. Số người chết, mất tích do ảnh hưởng cơn bão số 3 hôm qua tăng 126 trường hợp.

Ukraina ngày càng bị Nga dồn ép rút khỏi Kursk

Khánh Minh |

Quân đội Nga được cho là đang đẩy lùi quân Ukraina ở tỉnh Kursk của Nga.

Cung đường đẹp bậc nhất Hải Dương hoang tàn sau bão

Nguyễn Đạt |

Cơn bão Yagi đi qua, để lại khung cảnh hoang tàn, xơ xác của con đường từng được ví như Đà Lạt thu nhỏ của Hải Dương.