Hãy ứng xử văn minh với điểm số của thí sinh

LÊ TUYẾT |

Sáng nay, mở báo, mở trang mạng xã hội, dòng tin đầu tiên đập vào mắt tôi là “Điểm thi thật của thí sinh ở Hà Giang có điểm số cao nhất nước”. Tên các em đã được viết tắt nhưng số báo danh, số điểm của các em trước và sau thì được viết rất rõ.

Là một người từng đi học, từng đi thi và từng đối diện với những thất bại trong điểm số, thi cử… Khi đọc những dòng tin đó, cảm giác đầu tiên của tôi là lo lắng cho các em. Trước hết, một điều chắc chắn là, các em không thể tự liên hệ, tự bỏ tiền, tận dụng mối quan hệ (nếu có) để đi “chạy” điểm cho mình, dẫn đến sai lệch kết quả. Câu chuyện này, theo tôi là câu chuyện của người lớn. Người chịu trách nhiệm ở đây là những người lớn, chứ không phải các em. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh này, chính các em đang chịu đựng búa rìu dư luận.

Có thể, khi có điểm các em cũng tự thấy những bất thường trong điểm số của mình nhưng hãy đặt mình vào hoàn cảnh của các em, thật khó để có thể tự mình nói lên những nghi ngờ hoặc phản kháng lại sự sắp đặt của người lớn!

“Ác mộng điểm số” là có thật đối với không ít học sinh. Từ một buổi kiểm tra miệng, bị gọi lên trước lớp, hôm nào lỡ quên bài sẽ bị cô giáo phê bình, cho một điểm số tệ hại. Tuy nhiên, đó không phải là “ác mộng” đối với học sinh mà “ác mộng” thực sự chính là sự khinh bỉ, dè bỉu của bạn bè và kinh khủng hơn chính là phê bình trước lớp, trước toàn trường vào sáng thứ hai đầu tuần, trong giờ chào cờ. Tôi nhớ bạn tôi, tính tình hiền lành, nhút nhát, một lần bị phê bình trước cờ vì lỗi điểm kiểm tra miệng dưới trung bình mà bạn bỏ học. Thầy cô, bạn bè khuyên can thế nào bạn cũng không quay trở lại trường.

Rồi đến kỳ thi đại học, tuyển sinh các cấp, bất kỳ ai, chỉ cần nhập số báo danh, họ tên thí sinh sẽ nhận được kết quả điểm thi… không phải của mình. Bạn tôi, một học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử, sau đó đã không dám ra khỏi nhà khi ai ai cũng biết điểm thi đại học môn Lịch sử của bạn chỉ được 3 điểm.

Nếu người ta có một cách ứng xử văn minh với điểm số chưa tốt của học sinh thì bạn tôi chắc không trở thành người thất học từ năm lớp 7.

Trở lại câu chuyện của các em học sinh ở Hà Giang bị làm sai lệnh điểm. Tất nhiên, điểm số thực sẽ được trả lại cho các em sau đợt chấm thẩm định, hẳn nhiên là vậy rồi, nhưng có cần thiết phải đưa tên các em lên báo chí, mạng xã hội như vậy không? Những cá nhân làm điểm sai lệch và sai lệch như thế nào, đó là câu chuyện của cơ quan điều tra, cơ quan chức năng sẽ xử lý. Còn các em, hãy cho các em cơ hội được bình yên trước cảnh cửa bước vào đời.

LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Gian lận thi cử ở Hà Giang: Bí ẩn 3 bài thi được tăng điểm đột biến sau khi chấm thẩm định

Đặng Chung - Huyên Nguyễn |

Hàng trăm thí sinh ở Hà Giang đã bị hạ hàng chục điểm, thậm chí gần 30 điểm sau khi được chấm rà soát. Tuy nhiên, cá biệt có một số thí sinh lại có điểm tăng đáng kể so với kết quả thi đã công bố trước đó.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang lên tiếng về thông tin con cháu lãnh đạo được nâng điểm thi

Đặng Chung - Huyên Nguyễn |

Thừa nhận tham gia kỳ thi THPT quốc gia tại Hà Giang năm nay có những thí sinh là con cháu lãnh đạo, nhưng ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - cho rằng không lãnh đạo nào lại “chỉ đạo” phải đưa con cháu họ vào được trường nọ, trường kia.

Gian lận thi cử ở Hà Giang: Nếu cha mẹ học sinh dùng tiền nhờ sửa điểm, xử lý thế nào?

Vân Trường |

Theo Luật sư La Văn Thái, trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, nếu cha mẹ học sinh dùng tiền nhờ Vũ Trọng Lương sửa điểm cho con có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đưa hối lộ và đối mặt mức án cao nhất đến 20 năm tù.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.