Tăng thuế túi nilon hôm nay để tránh hậu họa trăm năm

Thế Lâm |

Bộ Tài chính đang đề xuất tăng mức thuế đối với túi nilon trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường, trong đó thuế đối với túi nilon tăng từ 40.000 đồng/kg lên 200.000 đồng/kg.

Mức đề xuất tăng của Bộ Tài chính với mức tăng tương đương 5 lần. Như vậy sẽ có mức thuế thấp nhất 400 đồng/túi và cao nhất lên đến 2.000 đồng/túi.

Mức này so với nhiều quốc gia, lãnh thổ, khu vực vẫn là thấp: Anh có mức thuế là 15cent/túi, tương đương 4.500 đồng/túi; hay Iceland cũng có mức thuế tương đương – 4.500 đồng/túi…

Sẽ có ý kiến đặt vấn đề, tại sao không so sánh với những nước, vùng lãnh thổ có mức thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon thấp hơn. Đơn cử như Hong Kong (Trung Quốc) có mức thuế là 0,05USD/túi, tương đương 1.050 đồng/túi…

Vấn đề này cần nhìn ở hai góc độ. Góc độ quan trọng nhất, trước hết là nhằm điều chỉnh hành vi. Túi nilon, mà ở Việt Nam loại được dùng nhiều gọi là túi xốp, hiện có mức giá quá rẻ. Rẻ như cho. Vì thế khi cần thì khách hàng hoàn toàn có thể xin người bán hàng cho miễn phí 1 túi hay nhiều túi. Trong khi đó, nếu so sánh với không ít quốc gia và vùng lãnh thổ, khi đi siêu thị, không có túi nilon miễn phí để đựng đồ mà phải trả phí, thậm chí phải bỏ tiền ra để mua loại túi thân thiện với môi trường mà sử dụng.

Chính vì thế mà, Việt Nam hiện nằm trong tốp quốc gia sử dụng túi nilon một cách vô tội vạ, xả rác túi xốp bừa bãi tràn lan khắp nơi, vì quá rẻ, vì hầu hết được miễn phí, từ đó thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Có một thực tế là, hiện túi xốp được dân nghèo sử dụng nhiều hơn vì giá rẻ, vì tiện, nhưng từ đó cũng thiếu ý thức xả rác túi xốp ra môi trường nhiều hơn.

Ở góc độ thứ hai, chính là biện pháp để thúc đẩy góc độ thứ nhất, là đánh thuế tăng để điều chỉnh hành vi. Khi giá túi nilon tăng lên vài lần, trở thành một thứ chi phí đáng kể trong gói dịch vụ hay sản phẩm, người dùng buộc phải điều tiết hành vi sử dụng, sẽ tái sử dụng nhiều hơn, hoặc chuyển sang một số loại túi đựng thân thiện môi trường có thể dùng nhiều lần. Và hệ quả là qua đó, nhà nước cũng tăng thu thuế từ loại sản phẩm không khuyến khích sử dụng này.

Có những loại thuế được đề xuất tăng, chúng ta chưa thể đồng tình. Nhưng ngược lại, có những loại thuế - như thuế túi nilon, chúng ta cần ủng hộ một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Bởi chính những đống rác túi nilon gây ô nhiễm và khó xử lí, có quá trình phân hủy lên đến hàng trăm năm, chính là nguy cơ cao gây hại môi trường sống.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Ngập lụt chia cắt 37 thôn, bản tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Tính đến 11h ngày 20.9, ngập lụt gây chia cắt 37 thôn, bản tại địa bàn tỉnh Quảng Bình, 600 hộ bị ngập.