Thưa các tiến sĩ, người dân không cần lý thuyết suông!

HẢI ĐĂNG |

Khác với làn sóng phản ứng dữ dội đề xuất của nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền xem xét đưa truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa, một vị tiến sĩ văn học vừa lên tiếng đồng tình, bảo vệ và cho rằng, phương án đưa tác phẩm nói trên giảng dạy ở bậc đại học “là một lựa chọn chuẩn xác”.

Sau khi bị dư luận, đặc biệt là các chuyên gia, nhà nghiên cứu chỉ trích gay gắt về đề xuất đưa "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khoa, ông Nguyễn Sóng Hiền giải thích, ông không phủ nhận giá trị nghệ thuật của “Chí Phèo”. Ông cho biết, “xét ở góc độ giáo dục thì tác phẩm “Chí Phèo” rất nhiều khả năng tác động tiêu cực tới tâm lý của các em học sinh lớp 11, giai đoạn mà sự phát triển về tâm sinh lý khá phức tạp”.

Cái nguy cơ mà ông Sóng Hiền đề cập là “rất nhiều khả năng”, dựa trên suy đoán của cá nhân ông, chứ không dựa trên nghiên cứu, khảo sát, cơ sở thực tiễn nào cả.

Điều đó càng rõ hơn khi ông tiết lộ trên báo chí: “Tôi rất tiếc vì không ở Việt Nam, nếu không, trước khi đưa ra đề xuất, tôi sẽ làm một cuộc thăm dò ý kiến đối với học sinh lớp 11, 12, đã và đang học tác phẩm Chí Phèo để xem tác động của tác phẩm này đối với các em như thế nào?”.

Ông Sóng Hiền phàn nàn các ý kiến phản biện đã bỏ quên đối tượng học sinh, mà theo ông, các em “số còn lại rất đông là “ăn chưa no, lo chưa tới”. Tuy nhiên, ông cũng không chỉ ra được số đông đó là bao nhiêu em, bao nhiêu phần trăm?

Như vậy, mặc dù là một nghiên cứu sinh, nhưng khi đưa ra một đề xuất táo bạo, có tác động rất lớn đối với xã hội, ông Nguyễn Sóng Hiền không có các nghiên cứu, khảo sát, số liệu, cơ sở thực tiễn để làm căn cứ. Ông không chứng minh được sự cần thiết, đúng đắn trong đề xuất của mình.  

Vị tiến sĩ (công tác tại một trường ĐH ở Hà Nội) lên tiếng bảo vệ ông Nguyễn Sóng Hiền, cũng không dựa trên một nghiên cứu, khảo sát, thực tế nào cả. Tất cả đều dựa vào kinh nghiệm, suy đoán. Đặc biệt, khi nói về tâm lý tiếp nhận của học sinh, vị tiến sĩ này đã “tưởng tượng” mình là học sinh để phát biểu, hình dung ra các nguy cơ.

Sau khi dẫn giải khá dài về mặt lý thuyết và suy đoán, vị tiến sĩ này cho rằng, “dạy Chí Phèo ở đại học là một lựa chọn chuẩn xác”, để người học không còn bị “ám ảnh”. Tuy nhiên, vị này cũng không chứng minh được, các em đã bị ám ảnh ra sao.  

Theo sự phân công lao động xã hội, nhiệm vụ của các nghiên cứu sinh, tiến sĩ, nhà khoa học… là nghiên cứu. Người dân chờ đợi các công trình, đề án, đề xuất của các tiến sĩ, nhà khoa học… xuất phát từ hoạt động nghiên cứu nghiêm túc, có số liệu cụ thể, có căn cứ vững chắc.

Người dân không cần những đề xuất, ý tưởng thiếu căn cứ, dựa trên lý thuyết suông.

HẢI ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Con gái nhà văn Nam Cao: Tôi buồn khi người ta tranh cãi về Chí Phèo

Kỳ Trinh |

Bà Trần Thị Hồng, con gái nhà văn Nam Cao, nguyên mẫu trong rất nhiều truyện ngắn của cha mình, như “Nước mắt”, “Trăng sáng”, “Bài học quét nhà”... đã có những trải lòng trước ý kiến loại Chí Phèo khỏi sách Ngữ văn 11.

"Bắt bệnh" nguyên nhân đề xuất của 2 ông Hiền bị cộng đồng tẩy chay

HẢI ĐĂNG |

Có một sự trùng hợp khá thú vị về tên của tác giả của hai ý tưởng gây sóng gió dư luận gần đây: PGS.TS Bùi Hiền với phương án cải cách chữ viết, và nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền với đề xuất loại bỏ truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa.

Tác giả đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” nói gì khi bị dư luận phản đối?

HUYÊN NGUYỄN |

Trước những ý kiến phản đối gay gắt về đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi chương trình sách giáo khoa, anh Nguyễn Sóng Hiền vẫn bảo vệ quan điểm của mình: “Một nhân vật khi bế tắc là uống rượu rồi chửi bậy, đốt quán, xin đểu, bí bách quá thì rút dao giết người rồi tự sát. Với hình tượng như thế thì trẻ sẽ học được gì? Ở lớp 11, tôi không tin là học trò đủ nhận thức để nhìn thấy được tính nhân văn và sự tốt đẹp của Chí Phèo”.

Man City giữ ngôi đầu Premier League sau hòa kịch tính với Arsenal

Nhóm PV |

Man City thoát thua ngay trên sân nhà trước Arsenal nhờ bàn thắng ở phút 90+8 ở vòng 5 Premier League vào rạng sáng 23.9.

Bàn giao túi vàng bỏ quên trong thùng từ thiện gửi vùng lũ

Đinh Đại |

Lào Cai - Tối 22.9, thông tin từ Công an huyện Bảo Thắng, Công an xã Xuân Quang đã tổ chức bàn giao túi đồ trang sức bằng vàng bỏ quên trong thùng đồ từ thiện.

Thanh Hóa di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh ra khỏi điểm sạt lở

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mưa lớn khiến sạt lở đất vào khu ký túc xá học sinh, ngay sau đó lực lượng chức năng đã di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh đến nơi an toàn.

Thể Công Viettel thắng ngược Hà Nội FC tại sân Mỹ Đình

NHÓM PV |

Tối 22.9, Thể Công Viettel đã đánh bại Hà Nội FC với tỉ số 2-1 tại vòng 2 LPBank V.League 2024-2025.

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Con gái nhà văn Nam Cao: Tôi buồn khi người ta tranh cãi về Chí Phèo

Kỳ Trinh |

Bà Trần Thị Hồng, con gái nhà văn Nam Cao, nguyên mẫu trong rất nhiều truyện ngắn của cha mình, như “Nước mắt”, “Trăng sáng”, “Bài học quét nhà”... đã có những trải lòng trước ý kiến loại Chí Phèo khỏi sách Ngữ văn 11.

"Bắt bệnh" nguyên nhân đề xuất của 2 ông Hiền bị cộng đồng tẩy chay

HẢI ĐĂNG |

Có một sự trùng hợp khá thú vị về tên của tác giả của hai ý tưởng gây sóng gió dư luận gần đây: PGS.TS Bùi Hiền với phương án cải cách chữ viết, và nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền với đề xuất loại bỏ truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa.

Tác giả đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” nói gì khi bị dư luận phản đối?

HUYÊN NGUYỄN |

Trước những ý kiến phản đối gay gắt về đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi chương trình sách giáo khoa, anh Nguyễn Sóng Hiền vẫn bảo vệ quan điểm của mình: “Một nhân vật khi bế tắc là uống rượu rồi chửi bậy, đốt quán, xin đểu, bí bách quá thì rút dao giết người rồi tự sát. Với hình tượng như thế thì trẻ sẽ học được gì? Ở lớp 11, tôi không tin là học trò đủ nhận thức để nhìn thấy được tính nhân văn và sự tốt đẹp của Chí Phèo”.