Uber "bán mình" cho Grab, khách hàng nào vui được?

Thế Lâm |

Tại thị trường Việt Nam, giá cước của Uber lâu nay rẻ hơn Grab. Khi Grab đã thôn tính Uber, liệu họ có áp dụng mức cước rẻ hơn bảng giá cước của họ?

Hai tuần nữa, thương hiệu Uber trong dịch vụ đặt xe qua ứng dụng trên Internet sẽ biến khỏi thị trường Việt Nam và Đông Nam Á, thay vào đó đồng nhất về một ứng dụng Grab.

Hai tuần nữa, các tài xế Uber nếu không chọn Grab, thì coi như thất nghiệp.

Nếu bạn đã là người từng đi cả taxi Uber và Grab, hẳn bạn đã có so sánh như tôi: Mức cước dịch vụ Uber thường rẻ hơn, với taxi thì rẻ hơn thường từ 500-1.000 đồng/km, còn với dịch vụ xe ôm thì thường rẻ hơn từ 100-200 đồng/km. Đó là mức cước mà Uber xây dựng để cạnh tranh với dịch vụ của Grab tại thị trường Việt Nam, thế mà còn chưa thắng nổi Grab.

Vậy, sau hai tuần nữa, khi thương hiệu Uber hoàn toàn biến mất khỏi thị trường Việt Nam, liệu Grab có “dại dột” hay “hào phóng” sử dụng mức cước của Uber trước đó áp dụng cho dịch vụ sau thương vụ thâu tóm, hay họ sẽ tiếp tục áp dụng bảng giá cước của họ lâu nay?

Người tiêu dùng được hưởng lợi khi thị trường còn có cạnh tranh, càng cạnh tranh mạnh mẽ và quyết liệt thì quyền lợi của người tiêu dùng cũng như các chuẩn mực về chất lượng sẽ được nâng cao. Khi chỉ còn một doanh nghiệp mạnh nhất gần như độc chiếm, người tiêu dùng không còn lựa chọn khác, giá cước có bị nâng lên thì họ cũng phải cắn răng chấp nhận.

Chẳng bao giờ là thông tin tốt lành khi thị trường xoay chiều từ hai doanh nghiệp cạnh tranh trở lên lại quay về thế cục “một mình một chợ”. Grab tại Đông Nam Á và Việt Nam đang trong trường hợp như vậy ngoại trừ Indonesia (thị trường này đã có ứng dụng đặt xe khá phổ biến là Go-Jek).

Với riêng thị trường Việt Nam, cũng đã và đang có một số ứng dụng đặt xe của doanh nghiệp Việt nhưng èo uột, làm sao cạnh tranh nổi với Grab. Vậy thì thị trường taxi/xe ôm công nghệ từ thế cục hầu hết thị phần do Grab và Uber nắm giữ giờ chuyển hẳn về một tay Grab. Grab độc chiếm cũng sẽ rất dễ hành xử theo lối độc quyền.

Hệ quả ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng là chuyện nhãn tiền.

Người tiêu dùng nào mà vui cho được?

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Uber “bán mình” về tay Grab tại Đông Nam Á

KH |

Trong lúc cuộc đấu giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ còn chưa ngã ngũ, Grab Việt Nam công bố thông tin về việc Grab chính thức thâu tóm Uber tại Đông Nam Á.

Từ bây giờ hãy xem Uber, Grab như "taxi điện tử"

Cường Ngô |

Trong dự thảo Nghị định 86 mới, Uber, Grab được xếp là hãng kinh doanh vận tải taxi tính tiền thông qua phần mềm, còn gọi là "taxi điện tử”.

Khi bộ trưởng ra “tối hậu thư”

Anh Đào |

“Sử dụng công nghệ để hoạt động dịch vụ, tôi rất hoan nghênh, nhưng phải đảm bảo đúng pháp luật, trách nhiệm các bên, bảo vệ người sử dụng, nộp thuế đầy đủ… Còn nếu Uber, Grab không đáp ứng được yêu cầu thì rời khỏi Việt Nam”.

Không được kiểm toán, cổ phiếu ITA bị đình chỉ giao dịch

Gia Miêu |

Cổ phiếu ITA của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo sẽ bị đình chỉ giao dịch kể từ ngày 26.9.2024.

Tái thiết khu dân cư Nậm Tông sau vụ sạt lở vùi lấp nhà dân

Đinh Đại |

Ngày 22.9, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức khởi công xây dựng, tái thiết khu dân cư thôn Nậm Tông sau vụ sạt lở kinh hoàng.

Thanh Hóa sơ tán hàng chục hộ dân khỏi nơi nguy hiểm

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mưa lũ diễn ra phức tạp, hàng chục hộ dân tại huyện biên giới Mường Lát đã được sơ tán khẩn cấp khỏi nơi nguy hiểm.

Bánh mì Sài Gòn ngon tới mức khách Tây muốn ăn 7 chiếc liền

Đan Thanh |

TPHCM - Bánh mì Bảy Hổ mở bán hơn 90 năm qua được thực khách địa phương và quốc tế yêu thích nhờ hương vị và giá cả phải chăng.

Nhà bị sập, cuốn trôi do bão, lũ lụt gây ra có được hỗ trợ?

NHÓM PV |

Người dân bị ảnh hưởng bởi bão, lũ sẽ được hưởng những khoản hỗ trợ nào từ Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành?