Uber, Grab: Rồi cũng “tát nước theo mưa”?

Thế Lâm |

Mấy hôm nay, hành khách đặt xe Uber và Grab đã có dịp được… choáng với mức cước taxi của hai thương hiệu này; từ dịch vụ ôtô đến xe ôm, nếu không tăng giá gấp 2-3 lần thì cũng thêm các loại phụ phí.

Chúng ta luôn đón nhận cái mới và đang đón nhận dịch vụ của Grab và Uber theo cái cách không để cái mới bị chèn ép.

Nhưng lâu nay, có lẽ qua cuộc “đại chiến taxi” giữa taxi công nghệ mà đại diện là Grab và Uber với taxi truyền thống, dường như chúng ta chỉ mới thấy được một mặt của vấn đề. Đó là mặt tích cực, những cái hơn của Uber và Grab so với taxi truyền thống, từ giá cước, minh bạch thông tin, cho đến tính tiện dụng và thái độ phục vụ…

Nhưng đến dịp Tết Mậu Tuất này, một phần mặt trái của Uber và Grab đã được thể hiện. Nhiều hành khách tại TP.HCM và Hà Nội bắt xe taxi của Grab và Uber đều phải chịu giá cước tăng ít nhất 200% so với ngày thường, thậm chí lên tới 250%, 300%.

Còn xe ôm GrabBike và UberMOTO ư, từ 26 Tết đến mùng 6 Tết Mậu Tuất, GrabBike có thêm phụ phí từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng; UberMOTO thì có phí hủy chuyến, mức cước tối thiểu…

Tất nhiên, những kiểu tăng cước hay thu thêm phụ phí như thế này không có ở taxi truyền thống.

Và công tâm mà nói, việc tăng mức cước vận tải dịp tết không phải là mới. Đơn cử như giá vé xe khách đường dài, mỗi dịp tết vẫn tăng, nhưng theo qui định, thường chỉ tăng 40% hoặc đến 60% so với ngày thường là cùng. Còn đằng này, với taxi Uber và Grab, mức tăng gấp 2, hoặc 2,5 lần và thậm chí gấp 3. Một kiểu tăng giá cước “tát nước theo mưa” trong dịp tết này?

Đã có lúc, dư luận quá hân hoan với sự mới mẻ của Uber và Grab mà chỉ nghĩ một chiều. Đã nhiều lúc, rất nhiều ý kiến nghĩ rằng chỉ nên ủng hộ sự tồn tại của dịch vụ Grab và Uber và hãy quên taxi truyền thống đi, để taxi truyền thống dần dần tự chết…

Nhưng bây giờ, qua cú tăng cước “tát nước theo mưa” dịp tết này, có lẽ người tiêu dùng phải tỉnh táo hơn trong nhìn nhận, đánh giá các dịch vụ. Thị trường vận tải hành khách nội tỉnh với dịch vụ taxi, nếu chỉ ủng hộ cho Uber và Grab, thì taxi truyền thống “chết” đã đành, nhưng lợi ích của người tiêu dùng cũng “chết” theo…

Đón nhận cái mới, nhưng nên ủng hộ một thị trường phát triển và cạnh tranh lành mạnh, hài hòa các lợi ích đối với chính người tiêu dùng. Nếu không, người tiêu dùng sẽ trở thành nạn nhân của sự ủng hộ thiên lệch thái quá và cực đoan của chính mình.

Một thị trường có sự đối trọng để cạnh tranh, có sự cân bằng để lợi ích của người tiêu dùng không bị bóp nghẹt, đó mới chính là điều người tiêu dùng nên theo đuổi.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Uber, Grab "nhảy" giá cước: Ngày thường 40.000 đồng, cận Tết 120.000 đồng

Anh Tuấn |

Những ngày gần đây, nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của Grab, Uber phản ánh hệ thống báo tăng giá suốt ngày, trong khi thông thường việc này chỉ xảy ra vào khung giờ cao điểm.

Khó trăm bề, Uber có “bay” khỏi Việt Nam?

Lâm Anh |

Chưa hết lùng nhùng với cơ quan thuế lại bị hút khách và tài xế bởi đối thủ Grab và đau đầu với những quy định mới, tương lai của Uber tại Việt Nam đang trở nên khó đoán định hơn bao giờ hết.

Sở GTVT Hà Nội yêu cầu siết chặt quản lý Uber, Grab: Liệu có khả thi?

LONG NGUYỄN - PHẠM ĐÔNG |

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý xe hợp đồng điện tử theo mô hình Uber, Grab, trong đó có quy định cấm đường như taxi truyền thống và kiến nghị công khai giá cước. Trước những băn khoăn của dư luận cho rằng sẽ không dễ dàng, PV Báo Lao Động đã có buổi trao đổi với lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội - ông Vũ Văn Viện - để làm rõ hơn câu chuyện này.

Nhiều hộ dân tự ý quay trở lại nhà ở khu vực di dời vì bão

CÔNG SÁNG |

Nhiều hộ dân tại huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) quay trở lại nhà khi khu vực của gia đình còn nguy hiểm do ảnh hưởng mưa bão.

Bà chủ Xuyên Việt Oil bị cấp dưới bớt tiền hối lộ quan chức

Việt Dũng |

Để phục vụ cho việc kinh doanh xăng dầu, bà chủ Xuyên Việt Oil đã chi ra hàng triệu USD hối lộ lãnh đạo bộ, ngành song một phần tiền bị cấp dưới bớt xén.

Giá cả ở Việt Nam chênh lệch thế nào trong mắt khách Tây?

Nguyễn Đạt |

Tính toán chi phí du lịch Việt Nam, khách Tây bất ngờ vì đồ ăn nhanh, cà phê khá đắt so với quê nhà, còn dịch vụ làm đẹp quá rẻ.

Dân vùng táo muối đặc sản Hải Phòng nỗ lực cứu vụ Tết

Hoàng Khôi |

Người dân vùng trồng táo muối đặc sản Hải Phòng tiếc nuối, xót xa khi hàng trăm ha táo tươi tốt, đang độ ra hoa để cho thu hoạch vụ Tết bỗng tả tơi, thiệt hại do bão.

Cầu Long Thành hoàn thành sửa chữa vượt tiến độ

MINH QUÂN |

Công tác sửa chữa khe co giãn tại cầu Long Thành trên tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đã hoàn thành trước kế hoạch 4 ngày.

Uber, Grab "nhảy" giá cước: Ngày thường 40.000 đồng, cận Tết 120.000 đồng

Anh Tuấn |

Những ngày gần đây, nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của Grab, Uber phản ánh hệ thống báo tăng giá suốt ngày, trong khi thông thường việc này chỉ xảy ra vào khung giờ cao điểm.

Khó trăm bề, Uber có “bay” khỏi Việt Nam?

Lâm Anh |

Chưa hết lùng nhùng với cơ quan thuế lại bị hút khách và tài xế bởi đối thủ Grab và đau đầu với những quy định mới, tương lai của Uber tại Việt Nam đang trở nên khó đoán định hơn bao giờ hết.

Sở GTVT Hà Nội yêu cầu siết chặt quản lý Uber, Grab: Liệu có khả thi?

LONG NGUYỄN - PHẠM ĐÔNG |

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý xe hợp đồng điện tử theo mô hình Uber, Grab, trong đó có quy định cấm đường như taxi truyền thống và kiến nghị công khai giá cước. Trước những băn khoăn của dư luận cho rằng sẽ không dễ dàng, PV Báo Lao Động đã có buổi trao đổi với lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội - ông Vũ Văn Viện - để làm rõ hơn câu chuyện này.