Uỷ ban Quản lý vốn lên tiếng về những dự án nghìn tỉ của VEC bị đình trệ

Phạm Dung |

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp khẳng định, việc dừng giao vốn ngân sách nhà nước cho các dự án của VEC từ kế hoạch năm 2019 đến nay đều thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.

Gần đây, một số thông tin cho rằng, hoạt động của Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) "đình trệ" từ khi chuyển về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp (Uỷ ban).

Theo đó, sau khi chuyển về Uỷ ban, các dự án cao tốc dở dang của VEC đã gặp nhiều vướng mắc. Các vướng mắc này cũng chủ yếu liên quan tới phần vốn ngân sách cho các dự án, hàng nghìn tỉ đồng đã được phân bổ cho VEC nhưng không được giải ngân.

Trong văn bản gửi Bộ Thông tin Truyền thông mới đây, Uỷ ban khẳng định thông tin này là "hoàn toàn không chính xác".

Theo Uỷ ban, việc dừng giao vốn ngân sách nhà nước cho các dự án của VEC từ kế hoạch năm 2019 đến nay là thực hiện theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12.11.2018 của Quốc hội về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Nghị định nêu rõ: “Chưa phân bổ nguồn vốn nước ngoài cho Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam, Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam”.

Bên cạnh, Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 15.7.2019 của Chính phủ cũng nêu: “Chưa giao kế hoạch vốn nước ngoài cho các dự án do VEC làm chủ đầu tư theo đúng chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết số 71/2018/QH14”.

VEC được thành lập theo chủ trương thí điểm mô hình doanh nghiệp đầu tư, quản lý, khai thác, kinh doanh hoàn vốn trong lĩnh vực đường bộ cao tốc theo Quyết định số 3033/QĐ-BGTVT ngày 6.10.2004 của Bộ Giao thông Vận tải. Theo Quyết định đầu tư ban đầu VEC vay lại toàn bộ vốn để đầu tư các dự án.

Tuy nhiên, do các dự án đầu tư đường cao tốc có suất đầu tư lớn, nguồn thu không đủ để hoàn vốn đầu tư dẫn đến sau một thời gian hoạt động, VEC mất cân đối về tài chính, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn và công tác huy động vốn để đầu tư các dự án không thể thực hiện được.

"Đến thời điểm hiện nay, toàn bộ số vốn đầu tư các dự án do VEC quản lý giải ngân từ năm 2013 đến nay, đều chưa được Quốc hội thông qua quyết toán.

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội, từ kế hoạch năm 2019 Quốc hội, Chính phủ đều yêu cầu dừng chưa giao vốn ngân sách nhà nước cho VEC để thực hiện các dự án này cho đến khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận việc chuyển vốn vay lại thành vốn ngân sách nhà nước cấp phát", văn bản của Uỷ ban nêu rõ.

Ngoài ra, liên quan đến thông tin Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam gặp khó khăn, vướng mắc trong việc giao vốn ngân sách nhà nước cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, Uỷ ban cho biết, việc vướng mắc này không xuất phát từ Uỷ ban.

Theo đó, từ cuối năm 2018, mặc dù Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã được chuyển giao về Ủy ban, Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính vẫn giao dự toán vốn ngân sách nhà nước năm 2019 cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.

Kế hoạch năm 2020 có ý kiến cần đặt hàng cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, dẫn đến việc đến nay Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chưa được Bộ Giao thông Vận tải giao vốn.

Theo quy định tại Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29.9.2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, từ ngày 29.9.2018, 19 tập đoàn, tổng công ty, trong đó có Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được bàn giao nguyên trạng về Ủy ban.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước: Không có chuyện PVN, EVN "mắc kẹt"

Phạm Dung |

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước khẳng định những khó khăn trong triển khai dự án của các tập đoàn, doanh nghiệp như PVN, EVN... là do vướng mắc trong việc xác định tài sản công, tài sản doanh nghiệp. Ủy ban không có thẩm quyền quyết định việc triển khai các dự án này.

Yêu cầu xử lý vướng mắc tại các dự án của VEC

Minh Hạnh |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo xử lý các vướng mắc và giải quyết dứt điểm theo đúng quy định của pháp luật đối với các dự án do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.

Bị cưỡng chế hơn 1.000 tỉ tiền nợ thuế, VEC làm ăn ra sao?

Thuỳ Dung |

Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam sở hữu khối tài sản khủng lên tới 96.000 tỉ (thời điểm 31.12.2018), song lợi nhuận của doanh nghiệp này lại chỉ mang tính chất "tượng trưng".

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.