Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước: Không có chuyện PVN, EVN "mắc kẹt"

Phạm Dung |

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước khẳng định những khó khăn trong triển khai dự án của các tập đoàn, doanh nghiệp như PVN, EVN... là do vướng mắc trong việc xác định tài sản công, tài sản doanh nghiệp. Ủy ban không có thẩm quyền quyết định việc triển khai các dự án này.

Thời gian vừa qua, một số báo chí thông tin về việc các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, SCIC… khó khăn trong triển khai do Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước.

Trong văn bản mới đây gửi Bộ thông tin và Truyền thông, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, các khó khăn trong việc triển khai thực hiện các dự án của các doanh nghiệp trên đều xảy ra từ trước thời điểm các doanh nghiệp chuyển về Ủy ban.

Những khó khăn này đã và đang tiếp tục đang được Chính phủ, Thường trực Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền, thậm chí một số dự án cần xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí Thư thảo luận, tìm kiếm các giải pháp xử lý.

"Đến nay, do vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, việc xác định tài sản công, tài sản doanh nghiệp, một số dự án nếu chưa được đánh giá đầy đủ, chưa có phương án đầu tư cụ thể, có nguy cơ mất vốn của nhà nước,… nên chưa được cấp có thẩm quyền quyết định. Theo quy định của pháp luật Ủy ban không có thẩm quyền quyết định việc triển khai các dự án này" - văn bản nêu rõ.

Lấy ví dụ cụ thể, đối với các dự án đầu tư mới, theo quy định của Luật số 69/2019/QH13, Ủy ban chỉ phê duyệt, có ý kiến việc đầu tư các dự án từ nhóm A trở lên và các dự án có quy mô vốn lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án quan trọng quốc gia này là Quốc hội; các dự án lớn khác thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các dự án có sử dụng đất thậm chí thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia (bao gồm cả các dự án sử dụng vốn của các doanh nghiệp do ủy ban quản lý); Hội đồng thành viên quyết định đầu tư các dự án do doanh nghiệp quản lý sau khi có ý kiến của ủy ban.

Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, để tránh lặp lại việc quyết định đầu tư một số dự án không hiệu quả, gây mất vốn của nhà nước, đối với các dự án khởi công mới có quy mô vốn lớn, Ủy ban phải xem xét kỹ lưỡng về trình tự, thủ tục bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả đầu tư, không để mất vốn, tài sản, tài nguyên của nhà nước. Đây là những nhiệm vụ hết sức khó khăn, va chạm đến quyền lợi, lợi ích của doanh nghiệp.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp được thành lập theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 12, Nghị số 12-NQ/TW ngày 3.6.2017 của Ban Chấp hành trung ương về việc tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, Nghị quyết của Quốc hội. Đây là một định hướng lớn của Đảng, nhà nước.

Ủy ban thực hiện chức năng, nhiệm vụ, vai trò cơ quan Đại diện chủ sở hữu theo quy định tại Luật số 69/2014/QH13 ngày 26.11.2014 của Quốc hội về Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Nghị định số 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ trước khi ban hành đã xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Tiến trình cổ phần hoá EVN, PVN và các "ông lớn" lĩnh vực năng lượng

Phạm Dung - Tuấn Anh |

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lược quốc gia của Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn 2045 đã đặt mục tiêu xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó cổ phần các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực năng lượng là một phần trong việc thu hút khu vực tư nhân. Liên quan đến việc cổ phần hóa tập đoàn năng lượng lớn, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

Infographic: 3 dự án chậm tiến độ của PVN giai đoạn 2016-2020

Phạm Dung - Phương Anh |

Từ năm 2021, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 6,6 tỉ kWh điện, trong khi đó, nhiều dự án lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang rơi vào tình trạng chậm tiến độ, lãng phí hàng nghìn tỉ đồng.

"Siêu uỷ ban" không phải là tổ chức kinh doanh vốn

T.CHÍ |

“Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp không phải là tổ chức kinh doanh vốn nhà nước mà là đại diện chủ sở hữu vốn của nhà nước tại doanh nghiệp. Các Tập đoàn, Tổng công ty có quyền của họ. Luật đã quy định doanh nghiệp được làm gì, Chủ tịch làm gì, Tổng giám đốc làm gì... Ủy ban không được can thiệp”.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.