Nỗi niềm rau sạch

Văn Đoàn - Lê Anh |

Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về thăm tỉnh Bình Phước vào tháng 2.2017 vừa qua, với thông điệp từ Thủ tướng Chính phủ khuyến khích tỉnh Bình Phước đẩy mạnh phát triển nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, phong trào trồng rau sạch ở Bình Phước đã lan rộng hơn bao giờ. Song, bên cạnh yếu tố tích cực đó, vẫn còn ngổn ngang bao nỗi niềm, sự trăn trở của người nông dân trồng rau sạch…

Rau sạch: Đâu là thực tế và đâu là lòng tin?

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước xuất hiện ngày càng nhiều trang trại trồng rau sạch, như ở một số địa chỉ: Phường Sơn Giang, Thác Mơ (thị xã Phước Long); xã Tân Quan (huyện Hớn Quản); phường Tân Thiện, (thị xã Đồng Xoài); xã Đồng Tiến, Tân Phước, Tân Lập (huyện Đồng Phú); xã Long Hà, xã Bình Sơn (huyện Phú Riềng); phường Phú Đức (thị xã Bình Long); xã Minh Hưng (huyện Chơn Thành)... Đây là những vựa rau cung cấp cho cả vùng.

Tại tất cả vựa rau trên địa bàn tỉnh, chưa có nhà nông nào thừa nhận mình sản suất rau không an toàn. Ngược lại, cũng không nhà nông nào tự tin tuyên bố họ đang trồng rau sạch. Ai cũng khẳng định chắc rằng “lương tâm nghề nghiệp” không cho phép họ làm điều thất đức; làm ăn thì phải giữ uy tín cho khách hàng, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng...

Thực tế cho thấy, số vườn rau ở tỉnh Bình Phước được cấp chứng chỉ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP chỉ đếm trên đầu ngón tay, với sản lượng rất khiêm tốn. Thế nhưng, nghịch lý là tại những chợ lớn, trung tâm, đều có nhiều quầy bán rau trưng biển “Quầy bán rau VietGAP” (?). Người tiêu dùng đi chợ hoặc đi siêu thị cũng chỉ biết đặt niềm tin vào những dòng chữ rau sạch VietGAP. Còn việc phân biệt rau sạch, an toàn như thế nào, thì bằng mắt thường không ai có thể phân biệt được.

Tìm hiểu tại vựa rau ở tổ 2, phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài, chúng tôi được biết: có 2 hợp tác xã (HTX) sản xuất rau sạch, với diện tích khoảng 70.000m2 và 60 hộ tham gia HTX sản xuất rau sạch. Sản lượng rau đạt khoảng 3-3,5 tấn/ngày. Đây cũng là nơi cung cấp rau sạch chủ yếu cho người dân trên địa bàn thị xã Đồng Xoài và một số địa phương khác.

Ông Bùi Viết Tiểng – Giám đốc HTX sản xuất rau an toàn Bình Nguyên - cho biết: “Hiện nay, HTX Bình Nguyên có 27 hộ tham gia sản xuất rau sạch, an toàn và cung cấp cho thị trường trong tỉnh khoảng 2 tấn rau/ngày, với 12 loại rau nhiệt đới. Quy trình sản xuất theo phương thức sử dụng các loại phân vi sinh, hữu cơ, giăng màng lưới bảo vệ và hạn chế sử dụng các loại hóa chất. Sản phẩm được Chi cục bảo vệ thực vật thị xã và tỉnh thường xuyên giám sát, kiểm định về độ an toàn. Chất lượng, độ an toàn và giá cả có thể cạnh tranh được với các loại rau của Đà Lạt hay rau ở Bến Cát của tỉnh Bình Dương chuyển về Bình Phước bán”.

Mặc dù vậy, ông Tiểng vẫn tâm tư: “Nhưng rau sạch của HTX vẫn chưa có đầu ra ổn định, chủ yếu cung cấp tại chợ Đồng Xoài và một số đầu mối thu mua ở các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Thậm chí, có một số hộ còn tự đem sản phẩm ra ngoài chợ bán trực tiếp. Sản phẩm rau sạch của người sản xuất chưa có chỗ đứng, vì chưa có thương hiệu, chưa tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng. Phần lớn bà con tự sản xuất, tự tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên việc áp dụng các tiến bộ KHKT còn hạn chế”. Ông Tiểng nói: “Để sản phẩm rau sạch của người trồng có chỗ đứng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, sắp tới HTX chúng tôi xây dựng nhà sơ chế, đóng gói, dán nhãn mác và ký kết hợp đồng với các đầu mối tiêu thụ. Có như vậy mới tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng”.

Người dân mua rau sạch trong siêu thị có truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Minh Quân

 

Chệch choạc đầu ra của rau sạch

Trên thực tế, người tiêu dùng muốn ăn rau sạch, đảm bảo độ an toàn, thì buộc phải mua giá cao. Bình quân, mức chênh lệch giữa rau sạch với rau thông thường, không rõ nguồn gốc, từ 500 - 2.000 đồng/kg. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện tâm lý so đo từng đồng khi lựa chọn mua rau sạch. Có không ít người tiêu dùng chọn những loại rau có giá thành thấp hơn, dù chỉ 500 đồng… Rau sạch, rau an toàn, trên thực tế lại chưa được người tiêu dùng ưa chuộng nhiều.

Ông Nguyễn Văn Hữu - hộ trồng rau có thâm niên hơn 15 năm ở tổ 2, phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài – cho rằng có quá nhiều bất cập cho người trồng rau sạch. “Rau an toàn có mẫu mã xấu hơn rau bình thường, nên người tiêu dùng không mấy ai sử dụng. Trong khi đó, quy trình trồng rau sạch lại khắt khe, mất nhiều công chăm sóc, thời gian thu hoạch lâu hơn trồng các loại rau khác, nên giá thành cao hơn sản phẩm trồng theo phương pháp truyền thống… Ngoài ra, rau sạch, rau an toàn hiện chưa có thương hiệu, nhãn mác riêng, chưa có tem để chứng minh rau chúng tôi là rau sạch. Vì vậy, rau sạch chưa thu hút được người tiêu dùng” – ông Hữu nói.

Ông Hồ Như Phợt – Giám đốc HTX Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ nông nghiệp an toàn Bình Phước, chủ Cửa hàng cung cấp thịt, cá, rau củ quả an toàn phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài - cho biết: “Ý thức người tiêu dùng trong việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo sức khỏe bản thân và gia đình chưa cao. Người tiêu dùng phần lớn ngại vào các cửa hàng cung ứng thực phẩm sạch vì tâm lý sợ giá cả đắt đỏ. Cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch sẽ có giá chênh lệch so với ngoài chợ, nhưng không đáng kể. Thực phẩm tại cửa hàng tôi được kiểm định thường xuyên, sản phẩm có truy xuất nguồn gốc rõ ràng mới nhập. Không chỉ vậy, tại cửa hàng còn có nhiều mặt hàng giá ngang hoặc thấp hơn ngoài chợ và siêu thị. Thế nhưng với tâm lý sợ giá cả đắt và thích thực phẩm rẻ, nên người tiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn sản phẩm ở chợ”.

Hiện nay, HTX Nguyên Khang Garden đang là đơn vị sản xuất rau sạch áp dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, mức đầu tư cho quá trình sản xuất rất tốn kém, do đó giá thành cũng rất cao. Vì vậy, với thu nhập còn chưa cao của người dân trong tỉnh, thì đại đa số người dân không thể mua nổi rau sạch công nghệ cao này. “Rau sạch công nghệ do HTX Nguyên Khang sản xuất có giá thành từ 40-50 ngàn đồng/kg. Nguyên nhân giá thành cao là mức đầu tư quá cao. Chỉ tính riêng đầu tư nhà màng cho 1ha đã lên tới 13 tỷ đồng. Mặt khác, phải kể đến giống, phân, công chăm sóc, tiền thuế… đã đẩy giá thành rau sạch lên cao. Hiện nay, rau sạch do HTX Nguyên Khang sản xuất chủ yếu chỉ phục vụ cho thị trường ngoài tỉnh và dành cho xuất khẩu” - ông Hoàng Phú Hội – Giám đốc HTX Nguyên Khang Garden nói.

Làm gì để tháo mở đầu ra cho rau sạch ?

Theo ông Hội, để việc sản xuất rau sạch ngày càng phát triển có giá thành sản phẩm phù hợp với túi tiền người dân trong tỉnh, các ngành, đơn vị liên quan cần đẩy mạnh kết nối, ký kết hợp đồng cung ứng, tiêu thụ nông sản theo hướng VietGAP và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà vườn trồng rau. Người sản xuất rau sạch cũng phải chứng minh được cho khách hàng rằng, sản phẩm của mình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhất là phải cải tiến dấu hiệu, hình thức nhận diện cho người tiêu dùng nhận biết... Khi sản phẩm đã có nhãn hiệu, gắn logo VietGAP, các nhà phân phối, nhà trung gian, nhà nhập khẩu và người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng rau sạch.

Trao đổi với chúng tôi, bà Lê Thị Ánh Tuyết – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước - cho biết: “Để giải quyết đầu ra cho sản phẩm thì cần làm tốt các vấn đề sau: Xây dựng được nguồn nguyên liệu rau sạch, an toàn theo chuẩn VietGAP. Phải chứng minh được đó thực sự là rau sạch, thông qua sự kiểm định thường xuyên của cơ quan chức năng. Đồng thời, sản phẩm đưa ra thị trường cần phải được dán nhãn mác, truy xuất được xuất xứ sản phẩm, từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Một vấn đề nửa ảnh hưởng đến người tiêu dùng là giá thành sản phẩm, sản phẩm đảm bảo an toàn, nhưng giá cả phải chăng thì mới thu hút được người tiêu dùng sử dụng sản phẩm”.

Bà Tuyết cho biết thêm, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ lựa chọn một số mô hình HTX để hỗ trợ người trồng rau hướng tới đạt chuẩn VietGAP. Trung tâm sẽ hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng nhà màng để hạn chế sâu bệnh, cải thiện chất lượng rau, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giảm giá thành sản phẩm. Sau khi đã hình thành nguồn nguyên liệu rau sạch, an toàn thì tập trung cho bà con hướng tới tạo sự tin tưởng đối với người tiêu dùng trong tỉnh. Sau đó mới tính tới việc mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh. 

Văn Đoàn - Lê Anh
TIN LIÊN QUAN

Mục kích khu tăng gia sản xuất rau sạch của Lữ đoàn Phòng không 71

Phạm Ngọc Tiến |

Khu tăng gia sản xuất thực phẩm của Tiểu đoàn 12 Lữ đoàn Phòng không 71 (Quân đoàn 4, thị xã Dĩ an, Bình Dương) về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của đơn vị. Vào mùa mưa, những vườn rau quả ở đây xanh mướt mắt và sum suê cây trái. Bộ đội trồng cây gì cũng đặt tiêu chí an toàn, sạch lên hàng đầu. Chính vì vậy, nghe nói đến "rau bộ đội" người dân rất yên tâm, chỉ có điều là không có nguồn cung ra bên ngoài.

Trực tiếp bóng đá Man City 1-2 Arsenal: Hiệp 2

Nhóm PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Man City và Arsenal ở vòng 5 Premier League diễn ra vào lúc 22h30 ngày 22.9.

Bàn giao túi vàng bỏ quên trong thùng từ thiện gửi vùng lũ

Đinh Đại |

Lào Cai - Tối 22.9, thông tin từ Công an huyện Bảo Thắng, Công an xã Xuân Quang đã tổ chức bàn giao túi đồ trang sức bằng vàng bỏ quên trong thùng đồ từ thiện.

Thanh Hóa di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh ra khỏi điểm sạt lở

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mưa lớn khiến sạt lở đất vào khu ký túc xá học sinh, ngay sau đó lực lượng chức năng đã di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh đến nơi an toàn.

Thể Công Viettel thắng ngược Hà Nội FC tại sân Mỹ Đình

NHÓM PV |

Tối 22.9, Thể Công Viettel đã đánh bại Hà Nội FC với tỉ số 2-1 tại vòng 2 LPBank V.League 2024-2025.

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.