Ngày nay, phụ nữ thường có xu hướng tập trung vào sự nghiệp nên nhiều người thường có kế hoạch mang thai sau 30 tuổi. Về góc độ tâm lý thì đây là lúc phụ nữ đã đủ trưởng thành và sẵn sàng làm mẹ. Nhiều phụ nữ muốn có con muộn với lý do đợi kinh tế ổn định, con ra đời sẽ được hưởng điều kiện chăm sóc tốt nhất. Vậy nhưng sinh con muộn cũng có không ít tác hại. Khi thai được thụ tinh khi bố mẹ đã lớn tuổi cũng có nguy cơ bị dị tật và tử vong sớm cao hơn.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng độ tuổi mang thai thích hợp nhất là từ 20 – 35 tuổi vì nếu mang thai sau 35 tuổi, phụ nữ có thể gặp phải nhiều biến chứng như tiền sản giật, sẩy thai, sinh non, thai ngoài tử cung… Khả năng sản xuất trứng sẽ bắt đầu giảm từ tuổi 30, do đó việc thụ thai sẽ trở nên khó khăn.
Ngoài ra, phụ nữ từ 30-34 tuổi có nguy cơ sinh non lớn hơn 20%. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ được sinh bởi người mẹ từ 25-29 tuổi có tỉ lệ bị hội chứng Down là 1/1500, 30-34 tuổi là 1/900, 35-39 tuổi là 1/300 và trên 45 tuổi là 1/40.
Mang thai khi đã lớn tuổi cũng gây nguy hiểm cho cơ thể người mẹ. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới, những bà mẹ trên 35 tuổi có nguy cơ xảy ra biến chứng thai kỳ lớn hơn, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, vùng xương chậu của phụ nữ trung niên cũng cố định hơn, âm đạo đang hồi kém, tử cung co bóp yếu nên sẽ rất vất vả khi sinh.
Từ góc độ sinh học, 25 tuổi là độ tuổi sinh đẻ tốt nhất của chị em phụ nữ vì khi đó cổ tử cung có độ đàn hồi tốt nhất, dễ mở rộng, các cơn co tử cung cũng mạnh mẽ hơn, thuận lợi cho quá trình sinh nở. Sau khi sinh con, chị em phụ nữ trong độ tuổi này cũng hồi phục nhanh hơn và dễ dàng bắt đầu một công việc mới vì chưa quá muộn.