Điện mặt trời mái nhà có giá cao, giá thấp, giá âm nhưng không có giá 0 đồng

Cường Ngô |

Thường trực Chính phủ đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa chính sách phải khuyến khích đầu tư cho loại hình sản xuất nguồn điện mặt trời mái nhà.

Nên khuyến khích bán nhưng có điều kiện

Tại dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu đang được Bộ Công Thương xin ý kiến, bộ này đề xuất, nếu không nối lưới điện quốc gia thì loại hình điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được phát triển không giới hạn công suất; còn nếu nối lưới sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng trong khoảng công suất giới hạn là 2.600 MW.

Đối với nghị định này, Văn phòng Chính phủ đề nghị làm rõ nội hàm "tự sản, tự tiêu"; quy định rõ trách nhiệm của các Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Công Thương… trong việc quy định các thủ tục về phòng cháy chữa cháy, xây dựng, điều kiện kỹ thuật… để có thể thực hiện ngay khi nghị định được ban hành, không phải chờ thông tư hướng dẫn.

"Nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa chính sách phải khuyến khích đầu tư cho loại hình sản xuất nguồn điện này. Quy định việc tích điện cụ thể để nguồn tự sản, tự tiêu nhưng sử dụng không hết được bán thế nào? Giá bán trên nguyên tắc nào? Nên khuyến khích bán nhưng có điều kiện…", Thường trực Chính phủ chỉ đạo.

Chủ trương của loại hình điện mặt trời mái nhà là cho mục đích tự dùng, không mua bán. Ảnh: Nguyễn Phong
Chủ trương của loại hình điện mặt trời mái nhà là cho mục đích tự dùng, không mua bán. Ảnh: Nguyễn Phong

Đánh giá về dự thảo, TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - nhận định, có nhiều vấn đề trong dự thảo này gây tranh cãi, khó hiểu.

"Ngay cả khi chúng tôi trao đổi với các chuyên gia về điện lực, họ cũng cảm thấy khó hiểu về các từ ngữ trong dự thảo này" - ông Việt nói. Ông Việt cho rằng, cách dùng từ "mua 0 đồng" cần phải bỏ, vì gây khó hiểu với các thuật ngữ trong nền kinh tế thị trường. Ông nhấn mạnh: "Ở nước ngoài, giá mua điện có thể giá dương, giá âm chứ không có khái niệm mua 0 đồng".

Cho phép bán vào lưới nhưng không có giá 0 đồng

Còn ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - cho rằng, tiềm năng điện mặt trời mái nhà của Việt Nam rất lớn, trên 140.000 MW. Nếu chỉ tính riêng các khu công nghiệp hiện có thì tiềm năng ước tính gần 20.000 MW, nếu mỗi khu công nghiệp cho đặt 50 MWp (theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam).

Trong khi đó, phạm vi của dự thảo nghị định này tập trung vào cơ chế quản lý điều hành và khuyến khích cho 2.600 MW điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.

Lãnh đạo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đồng tình với ban soạn thảo là giới hạn công suất trên đảm bảo theo Quyết định 500 của Thủ tướng về quy hoạch điện VIII. Tuy nhiên, ông góp ý, cơ chế khuyến khích cần đảm bảo quản lý điều hành trong ngắn và trung hạn, nhưng cần có tầm nhìn bao quát, có thể phát huy tác dụng trong dài hạn và tránh các hiểu lầm về ý nghĩa "khuyến khích".

Theo ông Tuấn, các nước khác vẫn cho phép bán vào lưới với các mức giá cao, giá thấp, thậm chí giá âm (muốn phát lên lưới, nhà đầu tư phải trả tiền) tùy thời điểm, chứ không có giá 0 đồng.

Do đó, ông cho rằng, sau khi có kinh nghiệm thực tế, dự thảo này nên nghiên cứu tính toán đầy đủ lợi ích chi phí về mặt kỹ thuật để mua với giá phù hợp, tránh lãng phí tiềm năng và cũng không gây hiểu nhầm về giá 0 đồng.

TS Lê Hải Hưng (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho hay, Việt Nam có nhiều khu công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Trong đó, có nhiều đối tác yêu cầu sản phẩm phải thân thiện với môi trường, quá trình sản xuất phải tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

“Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng cần nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất. Bởi đây là một trong những yêu cầu bắt buộc để sản phẩm của doanh nghiệp đạt chứng nhận xanh, tăng khả năng cạnh tranh và xuất khẩu qua nhiều nước.

Với sản lượng điện mặt trời mái nhà dư thừa, doanh nghiệp mong được mua lại với giá rẻ, chứ không nên với giá 0 đồng, điều này giảm bớt áp lực chi phí, tối ưu nguồn lực đầu tư” - ông Hưng nói.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị mọi khách hàng được mua điện mặt trời trực tiếp, không cần qua EVN

Cường Ngô |

VCCI đề xuất mọi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đều có thể mua điện tái tạo (điện mặt trời, điện gió) trực tiếp thay vì qua EVN.

Sau thời gian mua giá 0 đồng, cần tính giá cho điện mặt trời mái nhà

Cường Ngô |

Việc áp dụng chính sách giá 0 đồng khi ghi nhận sản lượng điện mặt trời mái nhà là mang tính chất tạm thời để chống trục lợi chính sách, nên cần có quy định về thời gian áp dụng trong khoảng 3 năm.

Bộ trưởng Công Thương: Mua điện mặt trời mái nhà sẽ cổ súy trục lợi chính sách

Cường Ngô |

Nếu mua điện mặt trời mái nhà (ngoài công suất 2.600MW đã có trong Quy hoạch Điện VIII), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, sẽ gây ra tình trạng phát triển ồ ạt, khó kiểm soát công suất nguồn. Đặc biệt, điều đó sẽ dẫn tới tình trạng mất cân đối nguồn điện, gây áp lực lên hệ thống truyền tải điện quốc gia, mất an toàn lưới điện.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.