Áp lực Tết đến với sinh viên mới ra trường

Phùng Nhung |

Nhiều sinh viên mới ra trường bộc bạch, Tết đến, niềm vui thì ít mà áp lực nhiều. Lương chỉ vỏn vẹn 5 triệu đồng, lo cho bản thân giữa thủ đô chưa xong lại mang nặng áp lực tài chính dịp Tết.

Lương thấp, dè dặt chi tiêu

Nhắc về Tết, Nguyễn Hoài Linh (21 tuổi, Hải Phòng) vừa tốt nghiệp đại học chỉ biết thở dài. Linh cho biết, khi còn là sinh viên thì mong Tết lắm, Tết được đi chơi, sắm quần áo mới, được trở về sum vầy với gia đình. Khi đã ra trường thì sợ Tết bởi ngổn ngang những nỗi lo toan.

Linh chia sẻ, mới ra trường nên chưa tìm được công việc ổn định, đúng chuyên ngành. Để trụ lại thành phố em chấp nhận làm công việc tạm bợ với mức lương 5 triệu đồng để trang trải sinh hoạt phí hằng ngày.

“Đối với những người đã ra trường, em thấy trách nhiệm đối với gia đình lớn hơn, bắt đầu cuộc sống tự lập và không nhận phụ cấp từ bố mẹ. Với mức lương thấp như vậy, chi tiêu thường ngày còn phải dè xẻn, huống hồ Tết bao nhiêu khoản phải lo" - Linh thở dài.

 
Lương thấp, Linh phải dè dặt chi tiêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tết này cô nàng dự tính sẽ chi tiêu hết khoảng 5 triệu đồng, trong đó chủ yếu là tiền biếu bố mẹ sắm Tết và lì xì cho người thân. Đối với Linh số tiền vài triệu tiêu Tết là cả một vấn đề lớn. Lương thấp nên cũng không dám sắm sửa gì cho bản thân.

“Mỗi tháng chi tiêu tằn tiện thì tiết kiệm được 500.000 đồng. Cố gắng dành dụm cả năm thì “bay” sạch trong một cái Tết. Nhìn bạn bè đồng trang lứa công việc ổn định, tài chính vững vàng có thể tự lo cho bản thân, gia đình mà áp lực của em lại tăng lên gấp bội" - Hoài Linh rầu rĩ.

Để kiếm thêm tiền trang trải cho Tết, Linh buôn bán thêm đào Tết và bưởi. Khách hàng chủ yếu là người thân quen, bạn bè nên lượng đơn ít. Linh cũng chỉ mong kiếm được đồng nào hay đồng nấy, thêm thắt tiền sắm Tết cho gia đình.

Áp lực “được" hỏi han ngày Tết

Đối với Đức Trọng (22 tuổi, Vĩnh Phúc), Tết đến chưa thấy vui nhưng đã mường tượng được nhiều áp lực trước mắt. Đức Trọng chỉ mong có nhiều thời gian ở cạnh gia đình chứ thực sự không mong đến Tết.

Tết đến mọi người gặp mặt, thăm hỏi chúc nhau năm mới bình an. Với những người trưởng thành thì cũng chẳng xa lạ gì trước những câu hỏi từ người thân và bạn bè như: làm ở đâu, lương bao nhiêu, có người yêu chưa, bao giờ lập gia đình…

“Vô cùng áp lực. Với em, chuyện tiền bạc là vấn đề tế nhị, nhất là đối với sinh viên mới ra trường, bởi công việc chưa ổn định, lương thấp. Bản thân chưa có người yêu nên rất ngại và khó xử khi được hỏi về tình duyên.

Mục đích của câu hỏi chủ yếu để hỏi han và động viên kịp thời nhưng cũng có người hỏi han chỉ nhằm mục đích mang ra so sánh với những người khác. Điều này vô tình lại tạo ra tâm trạng bực bội, khó chịu dịp đầu năm mới" - Đức Trọng thở dài.

 
Trọng cảm thấy áp lực khi "được" hỏi về chuyện tiền bạc và tình cảm. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đặc biệt ở tuổi này, Trọng cảm thấy trách nhiệm phải lo cho gia đình lớn hơn trong mọi việc nhất là vấn đề kinh tế. Việc này bố mẹ không nhắc nhở, không đòi hỏi nhưng tự bản thân phải ý thức nên làm gì đó cho gia đình.

Trọng cho biết, mới đi làm, tiền tiết kiệm chưa có nhiều. Tiền chi tiêu trong ngày Tết chủ yếu trông chờ vào tiền lương tháng cận Tết và tiền thưởng.

“Năm đầu tiên đi làm, cố gắng đỡ đần gia đình phần nào hay phần đó. Theo tính toán của em, Tết này sẽ chi tiêu hết khoảng 5 triệu đồng, chủ yếu là tiền biếu bố mẹ sắm Tết. Khoản tiền không nhiều nhưng chắc chắn bố mẹ sẽ rất vui vì con trai đã biết lo toan và thấu hiểu những nỗi vất vả của bố mẹ" - Trọng cười.

Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Du học sinh làm thêm nhiều công việc để giảm bớt khó khăn cho gia đình

HOÀI ANH |

Mong muốn giảm bớt gánh nặng kinh tế cho bố mẹ, du học sinh quyết định làm thêm nhiều công việc một lúc.

Mong ước đoàn viên của sinh viên, người lao động dịp Tết

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Tết là trở về nhà đoàn tụ cùng người thân sau một năm làm việc vất vả, nhất là với những công nhân làm việc xa quê hương.

Nhiều trường tổ chức thi đánh giá năng lực, có gây áp lực cho học sinh?

Linh Chi - Dương Anh |

Năm 2023, nhiều kỳ thi đánh giá năng lực của các trường đại học tiếp tục được tổ chức nhằm tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học cho các thí sinh như trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội...

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Du học sinh làm thêm nhiều công việc để giảm bớt khó khăn cho gia đình

HOÀI ANH |

Mong muốn giảm bớt gánh nặng kinh tế cho bố mẹ, du học sinh quyết định làm thêm nhiều công việc một lúc.

Mong ước đoàn viên của sinh viên, người lao động dịp Tết

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Tết là trở về nhà đoàn tụ cùng người thân sau một năm làm việc vất vả, nhất là với những công nhân làm việc xa quê hương.

Nhiều trường tổ chức thi đánh giá năng lực, có gây áp lực cho học sinh?

Linh Chi - Dương Anh |

Năm 2023, nhiều kỳ thi đánh giá năng lực của các trường đại học tiếp tục được tổ chức nhằm tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học cho các thí sinh như trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội...