Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị sớm tăng lương cho giáo viên

Cường Ngô - Trần Vương |

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc, chuyển việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng cần sớm có sự điều chỉnh tăng lương, chế độ chính sách, nhà ở công vụ, phụ cấp ưu đãi và các giải pháp khác đồng bộ khác.

“Không thể tay không bắt chip được”

Tham gia giải trình trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội sáng 1.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ đề cập đến vấn đề thời gian tới, ngành công nghiệp bán dẫn dự báo cần nguồn nhân lực rất lớn, có thể đến 50.000 đến 100.000 nhân lực (từ nay đến năm 2030).

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đây là trọng trách, sứ mệnh của ngành để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước.

"Chúng tôi đã nhận chỉ đạo của Thủ tướng, đã lên kế hoạch để triển khai trong lĩnh vực này. Hiện nay, có tới 35 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đào tạo những lĩnh vực trực tiếp liên quan đến ngành bán dẫn hoặc những ngành gần với lĩnh vực này" - ông Nguyễn Kim Sơn nói.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Văn phòng Quốc hội
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Văn phòng Quốc hội

Theo ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị để triển khai công việc quan trọng này; ký một hiệp định với Intel và nhiều các doanh nghiệp khác, xác định chính xác nguồn nhân lực cho các nhóm. Dự kiến trong năm 2024 sẽ tuyển sinh đào tạo trên 1.000 nhân lực trong lĩnh vực trực tiếp thiết kế vi mạch bán dẫn.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đây là một lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi cao nên cần có một sự đầu tư cao, “không thể tay không bắt chip được”.

Thiếu 127.583 giáo viên

Nói về tình trạng thiếu giáo viên, ông Nguyễn Kim Sơn cho hay, cả nước còn thiếu 127.583 giáo viên; số lượng này gia tăng không ngừng bởi vừa qua lượng học sinh đầu năm học rất lớn. Trong đó, chỉ riêng tỉnh Bình Dương đã tăng 35.000 học sinh.

Ngoài việc thiếu giáo viên, còn có tình trạng giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Tính đến tháng 9.2023, toàn quốc có 17.278 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc.

Năm ngoái, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Nội vụ xác định chỉ tiêu cho các tỉnh để tuyển giáo viên. Nhưng theo thống kê của ngành nội vụ, hiện các tỉnh vẫn còn lại hơn 64.000 chỉ tiêu chưa dùng. Có nhiều lí do, có nơi dùng để dành để cắt giảm 10% biên chế, nhưng cũng có nơi không có nguồn tuyển.

"Đến nay ngoài giáo viên những môn học mới đang trong quá trình đào tạo thì giáo viên mầm non dù có nguồn tuyển, nhưng không có người ứng tuyển, do lương thấp, áp lực lớn nên không có người ứng tuyển.

Đây là vấn đề lớn cần phải đưa ra các giải pháp, một mặt vừa chuẩn bị nguồn tuyển nhưng cũng cần sớm có sự điều chỉnh tăng lương, chế độ chính sách, nhà ở công vụ, phụ cấp ưu đãi và các giải pháp khác đồng bộ khác", Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay.

Về vấn đề sách giáo khoa, tư lệnh ngành giáo dục đào tạo cho biết, trong báo cáo Chính phủ về kinh tế - xã hội có nhận định “sách giáo khoa chưa đáp ứng yêu cầu”. Đây là nhận định mà ngành giáo dục xác định là đòi hỏi cao, rất trách nhiệm của Chính phủ.

Theo ông, vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và trong Nghị quyết giám sát 686 đã ghi nhận: Hệ thống sách giáo khoa, tài liệu giáo dục được tổ chức biên soạn thẩm định, phê duyệt, in và phát hành cơ bản theo đúng tiến độ, đáp ứng được yêu cầu dạy và học.

Nội dung sách giáo khoa bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với yêu cầu phát triển phẩm chất năng lực của học sinh; việc biên soạn sách giáo khoa đã huy động được đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo có trình độ uy tín, kinh nghiệm và từ năm 2020 đến nay đã có 381 đầu sách giáo khoa mới được xuất bản, với tổng số lượng 194 triệu bản sách.

"Đây là ghi nhận sự cố gắng với toàn ngành giáo dục, đội ngũ giáo viên, những người tham gia soạn sách", ông nói.

Cũng có ý kiến băn khoăn về tài chính chi cho đổi mới giáo dục, con số đưa ra trong báo cáo là 213.449 tỉ đồng, ông Nguyễn Kim Sơn cho rằng: "Đây là con số thống kê cả chi thường xuyên và cả chi cho đầu tư phát triển.

Còn con số trực tiếp chi cho đổi mới giáo dục, bao gồm việc biên soạn chương trình, thẩm định sách giáo khoa, tập huấn cho giáo viên toàn quốc, tổng chi phí là 395,2 tỉ đồng".

Liên quan việc Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa, ông Nguyễn Kim Sơn cho hay, từ nay đến năm 2024, việc quan trọng nhất cần ưu tiên là thẩm định chất lượng các sách giáo khoa lớp 5, lớp 9, lớp 12 thật tốt, đảm bảo đủ sách giáo khoa trước năm học mới.

"Còn vấn đề giao Bộ Giáo dục và Đào tạo làm một bộ sách giáo khoa, chúng tôi sẽ có nghiên cứu, đề xuất và cố gắng trong 1- 2 năm tới, khi chu trình đổi mới đã được hoàn tất, chúng tôi sẽ có đánh giá sâu và đề đạt với Quốc hội sau", ông nói.

Cường Ngô - Trần Vương
TIN LIÊN QUAN

Chưa thống nhất thời điểm và mức tăng lương tối thiểu

LƯƠNG HẠNH - LAN PHƯƠNG |

Xây dựng hệ thống tiền lương phải gắn với mức sống, phản ánh cung - cầu lao động, kích thích lao động. Khi mức lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối thiểu, người lao động mới yên tâm cống hiến mà không phải làm nhiều việc cùng lúc.

Đề nghị tăng lương tối thiểu, giảm giờ làm việc cho người lao động

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1.7.2024 - cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.

Đơn hàng, thu nhập giảm, công nhân mong được tăng lương tối thiểu sớm

LAN PHƯƠNG |

Theo Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội, dù kinh tế 9 tháng đầu năm 2023 có dấu hiệu khởi sắc nhưng một số ngành nghề như dệt may, da dày vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng. Với tình hình khó khăn, đồng lương eo hẹp, nhiều công nhân mong mỏi mức lương tối thiểu sớm được tăng để cải thiện cuộc sống.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Chưa thống nhất thời điểm và mức tăng lương tối thiểu

LƯƠNG HẠNH - LAN PHƯƠNG |

Xây dựng hệ thống tiền lương phải gắn với mức sống, phản ánh cung - cầu lao động, kích thích lao động. Khi mức lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối thiểu, người lao động mới yên tâm cống hiến mà không phải làm nhiều việc cùng lúc.

Đề nghị tăng lương tối thiểu, giảm giờ làm việc cho người lao động

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1.7.2024 - cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.

Đơn hàng, thu nhập giảm, công nhân mong được tăng lương tối thiểu sớm

LAN PHƯƠNG |

Theo Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội, dù kinh tế 9 tháng đầu năm 2023 có dấu hiệu khởi sắc nhưng một số ngành nghề như dệt may, da dày vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng. Với tình hình khó khăn, đồng lương eo hẹp, nhiều công nhân mong mỏi mức lương tối thiểu sớm được tăng để cải thiện cuộc sống.