Chuyên gia ngôn ngữ chỉ ra hạn chế của phương pháp dạy tiếng Việt theo “Công nghệ giáo dục”

Đặng Chung |

Đánh giá “Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại rất công phu, nhưng GS-TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - cho rằng, tài liệu này còn nhiều hạn chế.

Chưa phù hợp với năng lực của trẻ 6 tuổi người Việt 

Giữa những tranh cãi trái chiều về tài liệu "Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại, ngày 13.9, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam đã tổ chức buổi thuyết trình khoa học để có cơ sở đánh giá việc dạy-học đánh vần tiếng Việt hiện nay.

Trong buổi thuyết trình này, GS-TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, chuyên gia hàng đầu về ngữ âm học - đã có những phân tích, chỉ ra điểm hạn chế trong cuốn sách “Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại.

 
Toàn cảnh buổi thuyết trình khoa học do Viện Ngôn ngữ học tổ chức. 

GS-TS Nguyễn Văn Lợi cho biết, ông không bàn đến việc đúng sai về mặt tâm lý sư phạm của các mô hình dạy học tiếng Việt từ âm đến chữ (chương trình Công nghệ giáo dục) và mô hình dạy từ chữ đến âm (cách dạy học tiếng Việt truyền thống), mà chỉ phân tích về mặt ngôn ngữ.  

“Mô hình dạy đi từ âm đến chữ là đi từ trừu tượng đến cụ thể. GS Hồ Ngọc Đại và nhóm tác giả làm sách nhấn mạnh rất nhiều đến việc phân biệt âm là vật thật và chữ là vật thay thế. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng mối quan hệ giữa âm và chữ, vật thể và vật thay thế cũng chỉ mang tính chất tương đối…

Ngoài ra, sự hình thành kỹ năng nghe-nói-đọc-viết của trẻ diễn ra từ từ, trong quá trình phát triển có sự bắt chước từ cha mẹ và người xung quanh.

Trong tâm thức của trẻ 6 tuổi, hệ thống ngữ âm, âm vị học chưa thực sự hoàn thiện. Vốn từ của trẻ 6 tuổi chỉ khoảng vài ngàn từ. Vì vậy, việc dạy học và đánh vần đi từ trừu tượng đến cụ thể (phương pháp trong sách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại) là chưa phù hợp với năng lực của trẻ 6 tuổi người Việt” - GS Nguyễn Văn Lợi nhận định.

 
 Tài liệu Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại

Ông cho rằng, nếu dạy tiếng Việt theo phương pháp trong sách “Công nghệ giáo dục”, người biên soạn phải giải thích các khái niệm trừu tượng, phức tạp của ngữ âm học bằng các từ ngữ khái niệm thông thường, điều này là không dễ.

Những vấn đề chuyên sâu về ngữ âm học này, kể cả người lớn không có kiến thức đầy đủ về ngữ âm học cũng rất khó để hiểu, chưa nói đến việc đem nó dạy cho trẻ 6 tuổi.

Ngoài ra, GS Nguyễn Văn Lợi cũng cho rằng tài liệu “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục” yêu cầu phân biệt giữa âm và chữ, nhưng chính các tác giả đã nhầm lẫn giữa các khái niệm âm với chữ, vần và âm…

“Tôi lấy làm tiếc khi qua hai vòng thẩm định của Hội đồng quốc gia mà tài liệu Công nghệ giáo dục lại vẫn còn những hạt sạn như thế”- GS Nguyễn Văn Lợi chia sẻ.

Về phát ngôn của những người làm sách, cho rằng học sinh dân tộc thiểu số học theo "Công nghệ giáo dục" chỉ vài tháng là đọc thông viết thạo, không viết sai chính tả, theo GS Lợi, điều này chưa được chứng minh bằng khảo nghiệm một cách khoa học, khách quan.

Sách có thể còn sạn, nhưng phương pháp dạy tốt

Trao đổi lại với những ý kiến của GS Nguyễn Văn Lợi, cô Bùi Thanh Hoa - Trường Đại học Tây Bắc - đặt ra vấn đề: Liệu có giải thích nào cho việc cách xác định âm và vần của sách “Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục” bị nhầm lẫn, nhưng kết quả cuối cùng là học sinh học theo sách vẫn viết được chính tả và đọc thông, viết thạo tiếng Việt.

Đặc biệt, những học sinh từng học chương trình “Công nghệ giáo dục” cũng có phản hồi là họ học rất vui, không hề cảm thấy áp lực, hay kiến thức khó hiểu.

Về điều này, GS Nguyễn Văn Lợi cho biết, ông đánh giá những hạn chế, ưu việt của tài liệu “Công nghệ giáo dục” đứng trên quan điểm của người nghiên cứu ngôn ngữ học, nghiên cứu tiếng Việt, chứ không biết trong nhà trường dạy như thế nào.

GS Lợi cũng đưa ra một lý lẽ: “Cháu tôi không học đánh vần cũng đã đọc được chữ. Nên tôi nghĩ ở đây không cần một cơ sở ngôn ngữ học nào để giải thích cho việc cách dạy không phù hợp nhưng học sinh vẫn biết đọc, viết”.

Trao đổi về những ý kiến này, GS-TS Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - cho rằng, trong thực tế, qua những lần thẩm định, các "hạt sạn" trong sách “Tiếng Việt lớp 1-Công nghệ giáo dục” đã được hội đồng thẩm định chỉ ra và nhóm làm sách đã tiếp thu, có những chỉnh sửa.

“Sắp tới thực hiện chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, cuốn sách của GS Hồ Ngọc Đại sẽ chỉ dùng một thời gian nữa thôi. Còn muốn đưa vào trường giảng dạy cũng sẽ phải chỉnh sửa để phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới và được hội đồng thẩm định thông qua”- GS Nguyễn Văn Hiệp khẳng định.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Có lợi ích nhóm hay không trong tranh cãi về sách "Công nghệ giáo dục"?

Bích Hà |

PGS -TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho rằng, nếu có lợi ích nhóm trong việc làm sách giáo khoa và những tranh cãi về "Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại, học sinh sẽ là người chịu thiệt thòi, vì không được học bộ sách giáo khoa tốt nhất.

Triết lý của Công nghệ giáo dục: Phụ huynh chuyển trường, chọn cô để con đi học thấy vui và hạnh phúc

Nguyễn Hà |

Cha đẻ của Công nghệ giáo dục cho biết, mục đích cuối cùng của ông là giúp học sinh thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, đi học là hạnh phúc. Quan điểm này cũng được khá nhiều phụ huynh hưởng ứng trong cách chọn trường, dạy con học.

Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục “nóng” tại phiên họp Thường vụ Quốc hội

HUYÊN NGUYỄN |

Tại phiên họp thứ 27, Thường vụ Quốc hội khoá XIV ngày 12.9, nhiều đại biểu tham  dự đã bày tỏ những băn khoăn liên quan tới các chương trình thử nghiệm, thực nghiệm trong giáo dục gây nhiều tranh cãi thời gian qua.

Đề nghị dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

KHÁNH AN |

Bộ Thông tin và Truyền Thông vừa có văn bản đề nghị dừng hoạt động của Tạp chí Môi trường và Đô thị.

Hiệu trưởng nói nam sinh trong clip Long Biên chỉ lên an ủi vì cô giáo đang buồn

KHÁNH AN |

Hà Nội - Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) đã tạm đình chỉ giáo viên có hành động thân mật với học sinh ở trong lớp học.

Kiểm điểm Hiệu trưởng để xảy ra "tai tiếng" thu chi ở trường

Hoài Phương |

Lãnh đạo tỉnh Bình Định yêu cầu Sở GDĐT kiểm điểm trách nhiệm Hiệu trưởng các trường để xảy ra vi phạm thu chi vào đầu năm học, gây bức xúc trong dư luận.

Công đoàn hỗ trợ vé máy bay cho đoàn viên về quê đón Tết

Hà Anh |

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

CLB Nam Định hòa đội Thái Lan tại Cúp C2 châu Á

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Nam Định có thêm 1 điểm sau trận hòa 0-0 trước Bangkok United ở lượt trận thứ 2 tại Cúp C2 châu Á 2024-2025 tối 2.10.

Có lợi ích nhóm hay không trong tranh cãi về sách "Công nghệ giáo dục"?

Bích Hà |

PGS -TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho rằng, nếu có lợi ích nhóm trong việc làm sách giáo khoa và những tranh cãi về "Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại, học sinh sẽ là người chịu thiệt thòi, vì không được học bộ sách giáo khoa tốt nhất.

Triết lý của Công nghệ giáo dục: Phụ huynh chuyển trường, chọn cô để con đi học thấy vui và hạnh phúc

Nguyễn Hà |

Cha đẻ của Công nghệ giáo dục cho biết, mục đích cuối cùng của ông là giúp học sinh thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, đi học là hạnh phúc. Quan điểm này cũng được khá nhiều phụ huynh hưởng ứng trong cách chọn trường, dạy con học.

Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục “nóng” tại phiên họp Thường vụ Quốc hội

HUYÊN NGUYỄN |

Tại phiên họp thứ 27, Thường vụ Quốc hội khoá XIV ngày 12.9, nhiều đại biểu tham  dự đã bày tỏ những băn khoăn liên quan tới các chương trình thử nghiệm, thực nghiệm trong giáo dục gây nhiều tranh cãi thời gian qua.