Đề xuất đưa các môn học STEM vào bài thi đánh giá năng lực tuyển sinh đại học

Vân Trang |

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho rằng, cần đảm bảo các môn học STEM có mặt trong bài thi đánh giá năng lực tuyển sinh đầu vào bậc đại học và trong các chương trình đào tạo bậc đại học, sau đại học.

Giáo dục STEM chưa được chú trọng ở đại học

Tại Hội thảo khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, Toán học, thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” diễn ra ngày 26.9, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức thông tin, tại Mỹ, đầu những năm 90, đã hình thành xu hướng giáo dục mới gọi là giáo dục STEM.

Trong chương trình giáo dục STEM, các môn học về khoa học công nghệ được tích hợp lại với nhau thành một môn học thông qua phương pháp giảng dạy bằng dự án, trải nghiệm, thực hành...

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: NT
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Ban tổ chức

Khái niệm STEM là viết tắt của cụm từ Khoa học, Công nghệ, Kỹ nghệ và Toán học (Science, Technology, Engineering and Math) và lần đầu tiên được Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ở Mỹ đưa ra vào năm 2001.

Ông Đức cho rằng, trong những năm qua, ở Việt Nam đã nói nhiều đến giáo dục STEM. Nhưng đa phần dư luận xã hội ở ta hiện nay lại hiểu STEM như môn học tích hợp các môn khoa học và Toán ở bậc phổ thông mà chưa chú trọng đến giáo dục STEM ở bậc đại học.

"Từ số liệu của kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023, bên cạnh những thành tựu, điểm nghẽn của giáo dục thể hiện qua việc tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT rất cao, trong khi môn Toán, số thí sinh có điểm dưới trung bình là thấp nhất trong các môn chuyên môn; chiếm đến 21,636% số bài thi; tiếp đó là môn Vật Lý: 14,786%. Đây là một trong 2 môn cốt lõi trong giáo dục STEM và có tỉ lệ thí sinh có điểm dưới trung bình rất cao.

Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tốt rất tích cực, nhưng môn Tiếng Anh vẫn có tới 44,833% điểm dưới điểm trung bình. Tiếng Anh vẫn là điểm đen trong giáo dục.

"Với năng lực ngoại ngữ và các môn STEM như vậy; tuyển sinh vào đại học dễ dãi với những điểm Văn và Giáo dục công dân tràn lan điểm giỏi, thế hệ trẻ của chúng ta, đất nước chúng ta sẽ rất khó để vươn lên những đỉnh cao của khoa học kĩ thuật và nắm bắt những cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0" - GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhận định.

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực STEM

Chuyên gia này đánh giá, giáo dục STEM mang lại cơ hội lớn cho người học. Ở Mỹ, người được đào tạo về STEM làm việc trong ngành máy tính có thu nhập trung bình cao nhất, đạt 105.300 USD/năm. Kỹ sư đứng thứ hai, thu nhập trung bình 102.200 USD/năm.

Theo khảo sát sơ bộ ở Việt Nam, các sinh viên học về STEM cũng dễ xin được việc làm, dễ xin học bổng học sau đại học ở nước ngoài hơn so với các ngành học khác.

Ông Đức cho rằng, để không bị tụt hậu, để hội nhập với quốc tế; để đất nước ta nắm bắt những cơ hội để đột phá trong 4.0, cần đẩy mạnh hơn nữa giáo dục STEM và tiếng Anh kể cả trong bậc THPT, cũng như ở giáo dục bậc đại học.

Trước tiên, từ nhận thức, cần sớm nghiên cứu kỹ các kinh nghiệm và chuẩn mức quốc tế để xây dựng chương trình đào tạo nội địa hóa STEM ở Việt Nam ở bậc đại học: Từ khung lý thuyết, nội dung giảng dạy, chuẩn đầu ra.

Song song với chương trình đào tạo, phải tập trung đầu tư và phát triển công nghệ giáo dục STEM ở các bậc học. Đây là bài toán lớn, đòi hỏi có sự đồng hành đầu tư của Nhà nước và các doanh nghiệp.

Cuối cùng, cần đảm bảo các môn học STEM phải có mặt trong bài thi đánh giá năng lực tuyển sinh đầu vào bậc đại học và trong các chương trình đào tạo bậc đại học, sau đại học.

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh khốn đốn vì vấn nạn “kinh doanh” đồng phục trong trường học

trà my |

Đồng phục trong trường học luôn là hình ảnh đẹp của mỗi học sinh. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng các bộ đồng phục hiện nay đang bị “loạn” giá, trở thành vấn nạn “kinh doanh” xảy ra tại các trường học.

Nạn liên kết dạy thêm hoành hành trong trường học, phụ huynh khốn đốn vì phí chồng phí

Nhóm PV |

Việc các cơ sở giáo dục liên kết với doanh nghiệp dạy thêm cho học sinh, rồi ăn chia hoa hồng được ví như chiếc "vòi bạch tuộc", bám sâu vào trường học. Việc này gây bức xúc xã hội, tạo phiền hà và tốn kém cho phụ huynh, học sinh.

Thêm trường đại học xét tuyển bổ sung ngành sư phạm, điểm sàn gần 29

Vân Trang |

Lao Động cập nhật danh sách các trường đại học xét tuyển bổ sung năm 2023.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.