Đề xuất tăng lương để chặn làn sóng giáo viên nghỉ việc

Trà My |

Chật vật với chuyện “cơm áo gạo tiền”, không ít các thầy cô đã từ bỏ con đường dạy học để rẽ nhánh sang hướng đi khác. Nhiều thầy cô đề xuất tăng lương để chặn "làn sóng" giáo viên nghỉ việc.

Tăng lương, giảm nỗi lo

Dù rất yêu nghề, nhưng nhiều giáo viên vùng núi vẫn phải ngậm ngùi giã từ bục giảng. Thay vì đến lớp dạy học thì nay các thầy cô lại bươn chải với các công việc làm thêm, thậm chí có thầy cô còn xuất khẩu lao động sang nước ngoài.

Không riêng với giáo viên khu vực vùng núi, cả năm qua, toàn quốc có 9.295 giáo viên nghỉ việc. Nguyên nhân chính, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, là do cuộc sống chật vật vì đồng lương eo hẹp.

Chứng kiến cảnh hàng loạt đồng nghiệp xin bỏ việc, chuyển việc, cô Trịnh Thị Thư Sinh - giáo viên Trường mầm non Nà Bai (Sơn La) không giấu nổi sự thương xót. 14 năm công tác tại nơi rẻo cao, cô Sinh thấu hiểu được sự vất vả và khó khăn của các thầy cô bám bản, bám lớp.

"Mỗi ngành nghề đều có đặc thù riêng. Tuy nhiên, ở vùng cao thì sẽ khó khăn hơn bởi còn nhiều hạn chế từ nhân lực, vật lực. Bản thân tôi luôn biến áp lực thành động lực, mặc dù điều này là cả một quá trình" - cô Sinh bộc bạch.

Một trong những áp lực mà cô Sinh đề cập tới đó là câu chuyện tiền lương. Cũng chính vì đồng lương ít ỏi nên nhiều đồng nghiệp của cô cũng lặng lẽ bỏ nghề, chuyển ngành.

"Khi mới ra trường, lương của tôi chỉ hơn 2 triệu đồng. Nhưng tôi không đặt nặng vấn đề đó, chỉ tâm niệm sẽ cố gắng phấn đấu. Nghề "gõ đầu trẻ" này không có cơ hội thu nhập thêm như cấp bậc khác trong khi chi phí sinh hoạt trang trải nhiều nên việc đồng nghiệp quyết định dừng lại cũng là điều dễ hiểu" - cô Sinh bày tỏ sự đồng cảm.

Theo cô Sinh, tiền lương là yếu tố quan trọng và đóng vai trò quyết định để một giáo viên có thể ở lại với nghề hay không.

“Mỗi người đều có một câu chuyện. Nhưng nếu thử đặt mình vào hoàn cảnh gia đình khó khăn cộng với đồng lương ít ỏi thì việc gắn bó với nghề là không thể. Nếu muốn thầy cô yêu trẻ thì trước hết phải tạo mọi điều kiện để chăm lo và bảo đảm đời sống giáo viên” - cô Sinh thẳng thắn nói.

Đồng quan điểm với cô Sinh, cô Phạm Thị Sang - giáo viên môn Toán, Trường THPT Kỳ Lâm (Hà Tĩnh) cũng cho rằng, đa số giáo viên hiện nay nghỉ việc là do đồng lương không đáp ứng đủ nhu cầu trang trải cuộc sống.

“Thực tế vẫn là chuyện thu nhập, vì đồng lương cho giáo viên chưa tương xứng với khối lượng công việc và áp lực xã hội của nghề nên dẫn đến tình trạng giáo viên nghỉ việc ồ ạt” - cô Sang chia sẻ.

Theo cô Sang, để giải quyết áp lực cho giáo viên và “giữ chân” những giáo viên bám trụ với nghề, cần những giải pháp tổng thể và phải thực hiện trong thời gian dài. Gốc rễ giải quyết cho giáo viên là vấn đề thu nhập.

“Chỉ có tăng lương mới có thể giảm nỗi lo cho giáo viên. Nhà nước cần có cách làm đột phá, tiến hành cải cách tiền lương, theo hướng ưu tiên lương giáo viên có tính đặc thù, như vậy họ mới an tâm làm nghề” - cô Sang bày tỏ.

Tiền lương không phải cách duy nhất để giữ chân giáo viên

Bàn về nguyên nhân nhiều giáo viên nghỉ việc, chuyển việc, cô Nguyễn Thị Hồng - giáo viên một trường tiểu học tại Quảng Ninh cho rằng, ngoài tiền lương, một trong những lý do dẫn đến tình trạng giáo viên nghỉ việc là do áp lực công việc, xu hướng chuyển dịch lao động...

Cô Hồng chia sẻ: “Việc giáo viên nghỉ việc, chuyển việc nếu nhiều quá sẽ trở thành một trào lưu. Điều này sẽ vô tình tạo ra tinh thần tiêu cực tới đội ngũ giáo viên đang làm nghề. Chính vì thế phải có những giải pháp nhằm giải quyết tình trạng này. Cần tạo ra nguồn động lực để thầy cô được sống và cống hiến với nghề”.

Ngoài việc tăng lương như mong đợi của các giáo viên hiện nay, cô Hồng cho rằng phải cải thiện điều kiện làm việc của giáo viên.

“Giáo viên sẽ thực sự hạnh phúc và gắn bó với nghề nếu như công việc của họ được quan tâm. Tạo ra một môi trường sư phạm cởi mở, dân chủ để giáo viên có thể mạnh dạn bộc lộ những lo âu, căng thẳng mà mình đang gặp phải nhằm tìm tiếng nói chung, chia sẻ áp lực từ tập thể, các cấp lãnh đạo” - cô Hồng mong muốn.

Trà My
TIN LIÊN QUAN

Điểm mặt 3 ngành học có điểm chuẩn cao chót vót

Vân Trang |

Dưới đây là những ngành có điểm chuẩn cao chót vót năm 2022 mà thí sinh có thể tham khảo để làm căn cứ lựa chọn ngành, nghề.

Địa phương duy nhất miễn học phí 100% cho học sinh các cấp

Vân Trang |

Theo ghi nhận của Lao Động, đến thời điểm hiện tại, có duy nhất 1 địa phương miễn 100% học phí cho học sinh các cấp.

Hàng trăm giáo viên mất cơ hội tăng lương, Bộ GDĐT lên tiếng

Vân Trang |

Hàng trăm giáo viên Hà Nội bức xúc với quy định về xét thăng hạng, tăng lương và đã kiến nghị lên Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.