Đếm từng ngày chờ bảng lương mới, giáo viên mong bình ổn giá

Trần Hạnh |

Giáo viên cả nước đang ngóng chờ ngày 1.7.2024. Đây là thời điểm cả nước thực hiện cải cách tiền lương, gắn với vị trí việc làm. Một thang bảng lương mới sẽ được áp dụng.

Mong giá cả bình ổn

Thi viên chức năm 2021, cô Lê Thị Diễm Hương - giáo viên môn Hóa học, Trường THPT Hồng Thái (Hà Nội) - hiện hưởng lương gần 5 triệu đồng/tháng. Với mức lương hiện tại cộng thêm nuôi con nhỏ, cô Hương luôn phải cẩn thận, tỉ mỉ trong chi tiêu, thế nhưng vẫn không đủ xoay sở giữa chốn thành thị.

"Với mức lương gần 5 triệu đồng/tháng, tôi luôn ở trong tình trạng thiếu tiền, phải đi xoay vòng tiền liên tục. Cuộc sống gặp nhiều khó khăn, dè sẻn chi tiêu, thắt lưng buộc bụng nuôi con", nói rồi cô Hương cho biết, bản thân rất vui mừng khi nhận được thông tin cải cách tiền lương từ ngày 1.7.2024.

“Tôi thực sự rất vui mừng. Điều này cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với ngành giáo dục, đồng thời giúp cải thiện đời sống của nhà giáo. Tính nhẩm sau cải cách, tiền lương của tôi có thể tăng thêm 1-2 triệu đồng/tháng, giúp tôi có thêm chi phí trang trải cuộc sống.

Thế nhưng, cần có biện pháp kiểm soát, bình ổn giá cả để chính sách cải cách tiền lương đạt được hiệu quả. Bởi nếu trước khi lương tăng, giá cả đã “leo thang” thì việc tăng lương không có nhiều ý nghĩa", cô Hương nói.

Giáo viên trông đợi vào đợt cải cách tiền lương 1.7.2024. Ảnh: Anh Thư
Giáo viên trông đợi vào đợt cải cách tiền lương ngày 1.7.2024. Ảnh: Anh Thư

Mong chờ cải cách tiền lương từng ngày

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, tiền lương sẽ được thiết kế theo cơ cấu mới: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Đồng thời, xây dựng hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo sẽ được xây dựng để thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới nhưng bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động, cô Trần Thị Nhi - giáo viên Trường Mầm non Đan Phượng (Hà Nội) - cho biết: “Bên cạnh việc giáo dục trẻ thì giáo viên mầm non còn phải làm các công việc khác như đảm bảo ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ; chủ động làm các học cụ, trang trí lớp mỗi dịp lễ tết.

Thế nhưng, đồng lương của chúng tôi nhận về chưa thực sự tương xứng. Nhiều đồng nghiệp của tôi đã phải từ bỏ, các bạn sinh viên mới ra trường cũng không lựa chọn theo nghề. Bởi vậy, cải cách tiền lương lần này thực sự là một cú hích, tạo động lực cho giáo viên bám nghề, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà".

Cô Nhi và đồng nghiệp đang đếm từng ngày chờ cải cách tiền lương. Nữ giáo viên hi vọng rằng, thầy cô sẽ không phải thấp thỏm lo về đồng lương mà có thể ổn định cuộc sống, yên tâm giảng dạy.

Mới đây, cử tri kiến nghị: “Đề nghị Bộ Nội vụ sớm có văn bản hướng dẫn bảng lương theo vị trí việc làm áp dụng từ 1.7.2024, để người lao động trong khối hành chính sự nghiệp nhà nước được biết và yên tâm công tác”.

Theo Bộ Nội vụ, căn cứ Kết luận số 64-KL/TW ngày 18.10.2023 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII về kinh tế - xã hội năm 2023-2024 Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10.11.2023 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới.

Trần Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Bật mí ngành học lần đầu xuất hiện tại Việt Nam, cơ hội việc làm rộng mở

Trang Hà |

Thông tin lần đầu tiên ngành học game được đưa vào giảng dạy tại Việt Nam trong mùa tuyển sinh năm 2024 đang nhận được sự quan tâm của thí sinh.

Nguyên tắc xây dựng bảng lương mới của cán bộ, công chức cấp xã từ 1.7.2024

Thục Quyên (T/H) |

Nguyên tắc xây dựng bảng lương mới của cán bộ, công chức cấp xã khi cải cách tiền lương (dự kiến từ 1.7.2024) được căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Lý do có giáo viên không ủng hộ bỏ phụ cấp thâm niên khi cải cách tiền lương

Trần Hạnh |

"Nửa mừng, nửa lo" là tâm trạng của nhiều giáo viên khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1.7.2024, bởi bên cạnh kỳ vọng được tăng lương, họ đau đáu câu chuyện bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên.

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Bứt phá mạnh mẽ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Đà tăng của vàng gần như không có vật cản. Giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng cao nhất mọi thời đại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Xử lý vi phạm tại bến đò Cồn Nhì sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý loạt vi phạm tại bến khách ngang sông Cồn Nhì.

Bật mí ngành học lần đầu xuất hiện tại Việt Nam, cơ hội việc làm rộng mở

Trang Hà |

Thông tin lần đầu tiên ngành học game được đưa vào giảng dạy tại Việt Nam trong mùa tuyển sinh năm 2024 đang nhận được sự quan tâm của thí sinh.

Nguyên tắc xây dựng bảng lương mới của cán bộ, công chức cấp xã từ 1.7.2024

Thục Quyên (T/H) |

Nguyên tắc xây dựng bảng lương mới của cán bộ, công chức cấp xã khi cải cách tiền lương (dự kiến từ 1.7.2024) được căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Lý do có giáo viên không ủng hộ bỏ phụ cấp thâm niên khi cải cách tiền lương

Trần Hạnh |

"Nửa mừng, nửa lo" là tâm trạng của nhiều giáo viên khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1.7.2024, bởi bên cạnh kỳ vọng được tăng lương, họ đau đáu câu chuyện bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên.