Giả mạo trường ĐH Bách Khoa TPHCM để lừa đảo trăm triệu: Lãnh đạo trường cảnh báo

Huân Cao |

Một tổ chức giả mạo giấy tờ của trường Đại học Bách khoa TPHCM để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt học phí của sinh viên và phụ huynh. Trước thông tin này, lãnh đạo Đại học Bách khoa TPHCM đã thông tin chính thức đến báo Lao Động nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi lừa đảo này.

Làm giả công văn nhà trường để lừa tiền trăm triệu

Công văn giả mạo để lừa phụ huynh và sinh viên.
Công văn giả mạo để lừa phụ huynh và sinh viên.

Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM vừa phát thông báo về việc trường bị một tổ chức giả mạo giấy tờ để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt học phí của sinh viên và phụ huynh trong chương trình đào tạo liên kết quốc tế với số tiền hơn trăm triệu đồng.

Theo đó, thời gian qua nhà trường đã tiếp nhận nhiều thư phản ánh của phụ huynh và sinh viên về tổ chức giả mạo giấy tờ chương trình liên kết giữa nhà trường và một số đại học bên Úc, trong đó có đại học University of Queensland.

Có ba loại văn bản giả mạo đã được gửi đến phụ huynh và sinh viên gồm: Thông báo về việc nộp học phí tham gia chương trình Liên kết quốc tế tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM và Đại học Queensland (Úc); Văn bản xác nhận và cam kết đóng phần học phí tương đương hơn 180 triệu đồng; giấy chứng nhận miễn giảm học phí dự tuyển.

Lãnh đạo Đại học Bách khoa TPHCM nói gì?

 
Thông báo giả mạo miễn giảm học phí. 

Chiều 31.10, trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS.TS Trần Thiên Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa cho biết, đây là hành vi lừa đảo có tổ chức và rất chuyên nghiệp nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ có nguy cơ nhiều sinh viên, học sinh, phụ huynh mất cả trăm triệu tiền oan.

PGS.TS Trần Thiên Phúc xác nhận, nhà trường có chương trình đào tạo liên kết quốc tế theo phương thức 2+2, tức là 2 năm học tại Việt Nam và 2 năm học tại Úc. Mọi sinh viên, học sinh khi tham gia chương trình này đều phải thi tuyển một cách công khai, khi đạt yêu cầu thì mới được vào học.

“Trong quá trình thi tuyển, xét tuyển vào chương trình này, nhà trường không thu bất kỳ loại phí nào và cũng không thu học phí trước. Chỉ khi nào thí sinh trúng tuyển vào học thì mới đóng học phí 30 triệu/năm khi học trong nước và 650 triệu/năm khi học ở Úc. Việc thu học phí này chỉ thực hiện vào tài khoản của trường Đại học Bách khoa chứ không phải bất kỳ một tài khoản cá nhân nào” – PGS.TS Trần Thiên Phúc nói với PV Báo Lao Động.

Lãnh đạo trường Đại học Bách khoa TPHCM cũng cung cấp thêm thông tin, các đối tượng này đã lợi dụng sự thiếu thông tin của phụ huynh và sinh viên về chương trình liên kết này để lừa đảo lấy tiền. Vấn đề này nhà trường đã thông báo đến cơ quan công an để điều tra và kịp thời xử lý. 

“Thông qua Báo Lao Động, nhà trường muốn gửi đến phụ huynh và sinh viên thông điệp phải hết sức cảnh giác không chuyển tiền cho bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi việc tuyển sinh và nộp học phí đều thực hiện tại cơ sở 1 của trường ở số 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, TPHCM, ngoài cơ sở này là bất hợp pháp và lừa đảo” – PGS.TS Trần Thiên Phúc nói và nhờ Báo Lao Động chuyển thông tin này đến với người dân, phụ huynh, sinh viên để tránh bị lừa tiền mất, tật mang.

Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Cảnh báo giả mạo hỗ trợ chỉnh sửa tuyển sinh trực tuyến

TUỆ NHI |

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội vừa phát đi cảnh báo về việc hiện nay trên mạng xã hội có thông tin dịch vụ hỗ trợ chỉnh sửa thông tin học sinh đăng ký tuyển sinh trực tuyến. 

Bộ Giáo dục-Đào tạo lên tiếng về công văn giả mạo việc giới hạn tác phẩm thi vào lớp 10

Bích Hà |

Mạng xã hội đang lưu truyền công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ký gửi các sở, phòng GD, các trường THCS.

Trường mầm non trả lại nửa tỉ: Có hay không việc giáo viên giả mạo chữ ký phụ huynh

Nguyễn Hà |

Theo tìm hiểu, lý do chính dẫn đến việc trường mầm non Hợp Tiến (Mỹ Đức, Hà Nội) phải trả lại nửa tỉ cho phụ huynh các khoản thu tự nguyện là do 6 giáo viên trong trường đã ký thay phụ huynh danh sách đồng ý đóng các khoản này. Tuy nhiên khi nói về sự cố, bà hiệu trưởng trường này lại cho rằng đây chỉ là vô tình, không có gì to tát.

Đề xuất một mức ưu đãi thuế thu nhập chung cho báo chí

ANH HUY |

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đề nghị một mức ưu đãi thuế thu nhập chung cho báo in, báo điện tử và các loại hình báo chí khác.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Dân nói bị tai nạn do dự án rào chắn sơ sài?

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Đơn vị thi công nói gì về Dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng (TP Huế) che chắn sơ sài, đã có nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra.

Hà Nội: Cảnh báo giả mạo hỗ trợ chỉnh sửa tuyển sinh trực tuyến

TUỆ NHI |

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội vừa phát đi cảnh báo về việc hiện nay trên mạng xã hội có thông tin dịch vụ hỗ trợ chỉnh sửa thông tin học sinh đăng ký tuyển sinh trực tuyến. 

Bộ Giáo dục-Đào tạo lên tiếng về công văn giả mạo việc giới hạn tác phẩm thi vào lớp 10

Bích Hà |

Mạng xã hội đang lưu truyền công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ký gửi các sở, phòng GD, các trường THCS.

Trường mầm non trả lại nửa tỉ: Có hay không việc giáo viên giả mạo chữ ký phụ huynh

Nguyễn Hà |

Theo tìm hiểu, lý do chính dẫn đến việc trường mầm non Hợp Tiến (Mỹ Đức, Hà Nội) phải trả lại nửa tỉ cho phụ huynh các khoản thu tự nguyện là do 6 giáo viên trong trường đã ký thay phụ huynh danh sách đồng ý đóng các khoản này. Tuy nhiên khi nói về sự cố, bà hiệu trưởng trường này lại cho rằng đây chỉ là vô tình, không có gì to tát.