Giải tán phòng giáo dục: Tán thành, làm ngay và luôn

P. V (tổng hợp) |

Đây là ý kiến của nhiều bạn đọc bày tỏ suy nghĩ về bài viết “Xôn xao đề xuất "táo bạo" giải tán phòng giáo dục quận/huyện” đăng trên Lao Động.

Mới đây, ý kiến của thầy giáo Bùi Nam được đăng tải trên Giaoduc.net về việc nên giải tán phòng giáo dục đạo tào cấp quận/huyện đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Báo Lao Động cũng đã nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc và đa phần đều ủng hộ và không ít ý kiến bày tỏ nên giải tán ngay và luôn.

“Những phòng ban hoạt động không hiệu quả nên mạnh tay giải tán cho nhẹ, để những giáo viên có tâm huyết với nghề còn phát huy”, “giảm lao động gián tiếp, tăng lao động trực tiếp mới có thể nâng cao thu nhập cho người lao động để phát triển đất nước”, “các cấp lãnh đạo nên xem xét đề xuất này để tinh giản biên chế”… là những ý kiến của bạn đọc trước đề xuất của thầy Bùi Nam.

Nhiều người cho rằng không cần thiết phải giữ lại cấp phòng giáo dục, gồm trưởng phòng, ít nhất 3 phó phòng và đội ngũ công chức. “Các phòng ban chuyên môn cấp quận, huyện chỉ cần 2 hoặc 3 chuyên viên tham mưu trực tiếp công việc của ngành cho UBND quận/huyện là được, không cần nhiều ban bệ làm gì” - bạn đọc Trần Đắc (Hà Nội) chia sẻ.

Bạn đọc Phong Nguyễn (TPHCM) đưa ra các lý do nên giải tán phòng giáo dục cấp quận/huyện: “Hiện tại giáo viên nhập điểm cho học sinh, phụ huynh có thể xem trực tuyến. Giáo viên có thể xem các văn bản pháp quy, công văn, chỉ thị, thư điện tử từ cấp trên trực tuyến. Và nhiều tiện tích giao tiếp khác v.v.... Những chuyện này đã hoàn thiện trên cả nước từ hơn 5 năm nay rồi. Do đó, tôi thấy không còn lý do gì để phòng giáo dục tồn tại nữa, trừ lý do làm nặng thêm biên chế nhà nước”.

Tuy nhiên, bạn đọc Trí Minh (Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng đây là một ý kiến không tồi nhưng rất khó khả thi: “Hiện nay trên địa bàn huyện bình quân có trên 40 cơ sở giáo dục, nếu tính trong phạm vi cả tỉnh tùy theo số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh thì ít nhất có đến 400, thậm chí đến hàng ngàn cơ sở giáo dục. Nếu không có Phòng theo dõi quản lý thì Sở GDĐT làm sao có đủ nhân lực để tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các trường học trong phạm vi toàn tỉnh được?”.

Cũng theo bạn đọc này, chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục của cấp phòng giáo dục đã được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Giáo dục và các Nghị định của Chính phủ, vì thế không thể nói “giải tán” là làm được ngay.

Bên cạnh đề xuất giải tán phòng giáo dục, nhiều bạn đọc còn cho rằng các ngành khác cũng không cần đến cấp phòng nữa, khi đất nước đang tiến tới cuộc Cách mạng 4.0, ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành.

“Chả riêng gì phòng giáo dục mà cả phòng y tế, phòng khuyến nông, trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật, trạm vật tư nông nghiệp... cấp huyện cũng nên giải tán hoặc sáp nhập để đỡ tiền thuế!” - bạn đọc Nguyễn Tài (TPHCM) chia sẻ ý kiến.

P. V (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Xôn xao đề xuất "táo bạo" giải tán phòng giáo dục quận/huyện

Bích Hà |

Thầy Bùi Nam – một nhà giáo tâm huyết - chia sẻ ý kiến trên giaoduc.net: Nên giải tán phòng giáo dục quận, huyện để lấy tiền tăng lương cho giáo viên. Ngay sau khi kiến nghị này được đăng tải, nhiều người bày tỏ đồng tình.

Phòng giáo dục đào tạo cấp quận/huyện đang có những nhiệm vụ gì?

Bích Hà |

Đề xuất nên giải tán phòng giáo dục quận/huyện để lấy tiền tăng lương giáo viên của thầy giáo Bùi Nam đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Miễn học phí cho sư phạm: Lãng phí ngân sách

Bích Hà |

Lãnh đạo nhiều trường sư phạm cho rằng việc miễn học phí để thu hút sinh viên vào học ngành sư phạm đã trở nên lỗi thời. Bởi hiện nay nhiều người học sư phạm nhưng ra trường không làm giáo viên mà chuyển qua ngành nghề khác.

Cựu sếp Nhà Xuất bản Giáo dục nhận hối lộ đều đặn

Việt Dũng |

Suốt quá trình tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng các gói thầu tổng trị giá cả nghìn tỉ, hàng năm ông Nguyễn Đức Thái nhận hối lộ tới 20 tỉ của nữ đối tác.

Cả gia đình thoát nạn lở đất nhờ sơ tán kịp thời

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một gia đình may mắn thoát nạn bởi mới di dời khỏi căn nhà được vài chục phút thì lở đất ập tới làm sập nhà.

Nhanh chóng khắc phục sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Sau nỗ lực xuyên đêm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản khắc phục xong sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã (đoạn qua xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc).

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.