Xôn xao đề xuất "táo bạo" giải tán phòng giáo dục quận/huyện

Bích Hà |

Thầy Bùi Nam – một nhà giáo tâm huyết - chia sẻ ý kiến trên giaoduc.net: Nên giải tán phòng giáo dục quận, huyện để lấy tiền tăng lương cho giáo viên. Ngay sau khi kiến nghị này được đăng tải, nhiều người bày tỏ đồng tình.

Giải tán ngay cấp phòng giáo dục

Các chuyên gia giáo dục đều đánh giá cao đề xuất của Bộ GDĐT, khi xếp lương giáo viên cao nhất trong bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên tiền ở đâu, tăng thế nào vẫn là bài toán chưa có lời giải.

Trước khó khăn này, thầy giáo Bùi Nam hiến kế, để có tiền tăng lương giáo viên, trước tiên phải tinh gọn bộ máy quản lý giáo dục.

Thầy phân tích, tính chung trên cả nước, cán bộ quản lý từ mầm non đến THPT là 103.821/ 822.454 viên chức (chiếm 12,6%). Con số này chưa kể đến lực lượng viên chức tăng cường về thực hiện nhiệm vụ tại sở/phòng GD nhưng vẫn nhận lương tại các trường.

Việc tăng lương cho giáo viên như dự thảo Luật Giáo dục là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để giáo viên toàn tâm, toàn ý chăm lo cho giáo dục và đổi mới giáo dục. Nhưng không thể tăng lương khi mà lực lượng biên chế ngành quá nhiều, nhiều cán bộ quản lý nhưng làm việc không hiệu quả, dư thừa.

Hiệu trưởng sẽ được tự chủ về chuyên môn, tài chính và các quyết định khác. Việc tổ chức thi cử, trường sẽ trực tiếp “nhận lệnh” từ Sở GDĐT. Có thể quản lý bằng công nghệ, chứ không cần qua cấp trung gian là phòng giáo dục nữa.

Chưa kể mới đây, nhiều cán bộ công tác ở cấp phòng, sở giáo dục còn đồng loạt kiến nghị cần tăng lương và phụ cấp cho đội ngũ cán bộ quản lý.

Từ đó, thầy Nam góp ý: Cần giải tán các phòng giáo dục ở các huyện, quận trong cả nước, thay vào đó tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường.

Giáo viên “mở cờ”

Ngay sau khi kiến nghị này được đăng tải, cộng đồng sư phạm, trong đó có các hiệu trưởng và đặc biệt là các giáo viên như “mở cờ trong bụng”.

Thầy Q.Tr (Hiệu trưởng một trường tiểu học) chia sẻ: “Quản lý giáo dục của ta hiện nay quá nhiều tầng nấc trung gian. Họ đều tự cho mình cái quyền chỉ đạo các nhà trường, chỉ đạo giáo viên phải làm như thế này, thế kia. Càng nhiều tầng nấc càng trói chân tay giáo viên, khiến họ chịu áp lực và không thể sáng tạo được”.

Cô N.T.N (giáo viên đang dạy ở một trường THPT tại Hưng Yên) cũng đồng tình: “Tôi thấy phòng giáo dục địa phương rất ít khi đề xuất được các giải pháp thiết thực trong cải cách quản trị và nâng cao chất lượng giáo dục. Chủ yếu họ làm nhiệm vụ về kiểm tra, dự giờ giáo viên. Điều này chỉ thêm áp lực cho nhà giáo chúng tôi”.

Tuy nhiên, một số giáo viên cũng kiến nghị, nếu bỏ cấp trung gian là phòng giáo dục thì cần trao cho nhà giáo quyền được bầu trực tiếp hiệu trưởng. Bằng không khi quyền lực tập trung vào tay hiệu trưởng, giáo viên sẽ rơi vào cảnh “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Thưa các tiến sĩ, người dân không cần lý thuyết suông!

HẢI ĐĂNG |

Khác với làn sóng phản ứng dữ dội đề xuất của nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền xem xét đưa truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa, một vị tiến sĩ văn học vừa lên tiếng đồng tình, bảo vệ và cho rằng, phương án đưa tác phẩm nói trên giảng dạy ở bậc đại học “là một lựa chọn chuẩn xác”.

Thưa Bộ trưởng GD-ĐT: Bao giờ giáo viên hết nạn sao chép sáng kiến kinh nghiệm?

QUANG ĐẠI |

Tại Hội thảo khoa học do Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục và Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức vào sáng 8.12, những vấn nạn của viết sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục lại tiếp tục được nêu ra như bệnh hình thức, đối phó, sao chép.

Bộ GDĐT lên tiếng về việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức

Đặng Chung |

Lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) đã có ý kiến chính thức về việc hai hình thức đào tạo chính quy và tại chức sẽ không còn ghi trên văn bằng đại học.

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Lo lắng, mệt mỏi sống chung với nước ngập ở Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Cần Thơ - Sống chung với nước ngập, nhiều gia đình gần công trình Âu thuyền Cái Khế lo người già, trẻ nhỏ bị ảnh hưởng sức khỏe.

Hà Nội nắng gắt, dịch vụ kéo xe qua điểm ngập vẫn ăn nên làm ra

Tô Thế |

Một số điểm trên đường gom Đại lộ Thăng Long, hầm chui dân sinh vẫn ngập nước, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Việt Nam đã có vaccine sốt xuất huyết, tiêm đầu tiên tại Hệ thống tiêm chủng VNVC

THUẬN YẾN |

Ngày 20.9, gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc đã có đầy đủ vắc xin sốt xuất huyết và triển khai tiêm cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn.

Cư dân kinh hãi "vật thể bay" từ chung cư, giải pháp nào là tốt nhất?

NHÓM PV |

Theo chuyên gia, dù có nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng ném, làm rơi đồ từ tầng cao chung cư xuống đất nhưng ý thức cư dân vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

Thưa các tiến sĩ, người dân không cần lý thuyết suông!

HẢI ĐĂNG |

Khác với làn sóng phản ứng dữ dội đề xuất của nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền xem xét đưa truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa, một vị tiến sĩ văn học vừa lên tiếng đồng tình, bảo vệ và cho rằng, phương án đưa tác phẩm nói trên giảng dạy ở bậc đại học “là một lựa chọn chuẩn xác”.

Thưa Bộ trưởng GD-ĐT: Bao giờ giáo viên hết nạn sao chép sáng kiến kinh nghiệm?

QUANG ĐẠI |

Tại Hội thảo khoa học do Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục và Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức vào sáng 8.12, những vấn nạn của viết sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục lại tiếp tục được nêu ra như bệnh hình thức, đối phó, sao chép.

Bộ GDĐT lên tiếng về việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức

Đặng Chung |

Lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) đã có ý kiến chính thức về việc hai hình thức đào tạo chính quy và tại chức sẽ không còn ghi trên văn bằng đại học.