Giáo sư, phó giáo sư chỉ nên có nhiệm kì 5 năm và do các trường đại học tự phong

HN |

Đây là ý kiến của ông Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT về vấn đề công nhận chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS).

Hội đồng chức danh GS nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017 với số lượng tăng gần 60% so với năm trước. Mặc dù đơn vị này đã đưa ra nhiều lý giải tuy nhiên không khiến dư luận khỏi băn khoăn.

TS Lê Viết Khuyến cho rằng, tỷ lệ số GS, PGS tăng đột biến như vậy là điều không bình thường vì nền khoa học, người trí thức hay hoạt động giảng dạy của nước ta không thể phát triển đột biến sau một năm như vậy. Việc tăng đột biến này thể hiện sự háo danh của một bộ phận giảng viên, cán bộ, hay sử dụng từ ngữ khác là họ muốn “có mác” cho oai.

Với các nước trên thế giới, phần lớn GS đều gắn với chức danh của trường, không có chuyện GS là doanh nhân, là nhà chính trị. Bên cạnh đó, căn cứ vào thành tựu nghiên cứu khoa học, nhà trường tự công nhận họ được là GS hay là PGS. Khi không còn đóng góp cho nghiên cứu khoa học thì chức danh đó cũng được bỏ.

TS Khuyến cũng thẳng thắn chỉ rõ, việc xét hồ sơ hiện nay được chuyển từ cấp cơ sở lên đến hội đồng trung ương. Các trường đào tạo quyết định bổ nhiệm GS trên cơ sở những người được hội đồng Nhà nước công nhận. Điều này nghe có vẻ hợp lý nhưng khi đã đặt ra danh hiệu GS, PGS cấp Nhà nước thì khó có trường nào từ chối được.

TS Khuyến đề nghị Bộ GDĐT cho phép các trường đại học được đặt ra tiêu chuẩn công nhận GS, PGS riêng của trường dựa trên quy định tiêu chuẩn tối thiểu của Bộ. Tiêu chí của GS cũng phải phụ thuộc vào tiêu chuẩn của trường. Chức danh GS, PGS chỉ nên dành những người trực tiếp giảng dạy, có biên chế cụ thể tại trường. Người làm công tác quản lý, hoạt động trong doanh nghiệp, không có công trình nghiên cứu, không tham gia giảng dạy không nên tham gia vào chức danh này.

GS, PGS cũng phải có nhiệm kỳ, thường là 5 năm xét 1 lần. Trong khi mình GS là suốt đời, nên có người xong GS rồi là chẳng chịu làm việc nữa. Ở nước ta, thời kỳ trước đây cũng chỉ phong GS, PGS cho những người đang trực tiếp làm công tác đào tạo. Cũng có cán bộ quản lý nhưng phải là cán bộ quản lý cơ sở đào tạo hoặc cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp quản lý đào tạo. Về sau này, quy chế mở rộng đối tượng ứng viên GS, PGS nên mới có chuyện bộ trưởng làm GS, PGS.

HN
TIN LIÊN QUAN

“Bội thực” chức danh, nghèo nàn về sáng tạo

HUYÊN NGUYỄN |

Số lượng giáo sư, phó giáo sư năm 2017 tăng đột biến cùng sự bùng nổ các cơ sở đào tạo bậc thạc sĩ, tiến sĩ đang khiến dư luận lo ngại về chất lượng và những đóng góp thiết thực của các nhà khoa học đối với cộng đồng.

Nghịch lý “lạm phát” giáo sư, thiếu vắng sáng chế

HẢI ĐĂNG |

1.226, là số người vừa được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Số GS-PGS tăng đột biến, lên tới 60% so với năm trước. 

Vì sao có sự tăng đột biến giáo sư, phó giáo sư?

Huyên nguyễn |

GS Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước - lý giải: Việc tăng giáo sư, phó giáo sư là lý do khách quan, trong khi đó chất lượng không thay đổi. Thậm chí, chất lượng có phần tăng lên.

Bên trong Cung Thiếu nhi hiện đại bậc nhất Hà Nội

Tùng Giang |

Cung Thiếu nhi Hà Nội là một trong những công trình lớn, hiện đại và được khánh thành chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Nhà bị sập, cuốn trôi do bão, lũ lụt gây ra có được hỗ trợ?

NHÓM PV |

Người dân bị ảnh hưởng bởi bão, lũ sẽ được hưởng những khoản hỗ trợ nào từ Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành?

Nước mắt ngày chia tay chiến sĩ bộ đội tại vùng lũ Yên Bái

Trần Bùi |

Sáng 22.9, người dân Yên Bái đổ ra đường, bịn rịn tiễn đoàn Bộ đội Cụ Hồ hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ bà con vùng lũ.

Đại gia Đức An bị yêu cầu trả hơn 31 tỉ cho cựu siêu mẫu

Anh Tú |

Cục Thi hành án dân sự TPHCM vừa có thông báo về thi hành án gửi cho ông Nguyễn Đức An, yêu cầu thanh toán cho cựu siêu mẫu Ngọc Thúy (vợ cũ) hơn 31 tỉ đồng.

Đến Huế ngắm vẻ đẹp kỳ vĩ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN PHONG |

HUẾ - Cảnh vật nơi phá Tam Giang được ví như một kiệt tác nghệ thuật có một không hai, khiến bất kì ai cũng phải đắm say mỗi lần ghé thăm khi đến Huế.

“Bội thực” chức danh, nghèo nàn về sáng tạo

HUYÊN NGUYỄN |

Số lượng giáo sư, phó giáo sư năm 2017 tăng đột biến cùng sự bùng nổ các cơ sở đào tạo bậc thạc sĩ, tiến sĩ đang khiến dư luận lo ngại về chất lượng và những đóng góp thiết thực của các nhà khoa học đối với cộng đồng.

Nghịch lý “lạm phát” giáo sư, thiếu vắng sáng chế

HẢI ĐĂNG |

1.226, là số người vừa được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Số GS-PGS tăng đột biến, lên tới 60% so với năm trước. 

Vì sao có sự tăng đột biến giáo sư, phó giáo sư?

Huyên nguyễn |

GS Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước - lý giải: Việc tăng giáo sư, phó giáo sư là lý do khách quan, trong khi đó chất lượng không thay đổi. Thậm chí, chất lượng có phần tăng lên.